Trang chủ » Cẩm nang y khoa » HIV là gì? Con đường lây nhiễm và triệu chứng bệnh thường gặp

HIV là gì? Con đường lây nhiễm và triệu chứng bệnh thường gặp

HIV và sự nguy hiểm của nó là điều không còn xa lạ với con người. Đặc biệt, với khả năng lây lan nhanh trong khi các dấu hiệu bệnh không thật sự rõ ràng. Bài viết này sẽ gửi đến độc giả những thông tin về căn bệnh thế kỷ HIV là gì, dấu hiệu nhận biết và cách ngăn chặn kịp thời.

HIV là gì?

HIV là tên viết tắt của virus Human Immunodeficiency – loại virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người. Khi mắc HIV, hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu tạo điều kiện cho các bệnh cơ hội khác tấn công gây tử vong.

Triệu chứng nhiễm HIV?

Triệu chứng của HIV sẽ phát triển qua từng giai đoạn khác nhau. Và những giai đoạn này sẽ có các triệu chứng đặc thù riêng. Cụ thể như:

+ Giai đoạn cấp tính:

Thời điểm này virus mới vào cơ thể của người bệnh, sau khi xâm nhập vào cơ thể của bạn từ 2 – 4 tuần sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Cảm cúm
  • Sốt
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Ớn lạnh

Tuy nhiên, những dấu hiệu này, khiến người bệnh chủ quan và dễ nhầm lẫn với những bệnh đường hô hấp thông thường. Bởi bệnh vẫn đang ở mức độ nhẹ. Chí vì vậy, người bệnh cần theo dõi những dấu hiệu HIV ở giai đoạn đầu. Nếu có quan hệ tình dục không an toàn cần tiến hành xét nghiệm sớm.

+ Giai đoạn 2: Giai đoạn không có triệu chứng

Thông thường vào giai đoạn này có thể kéo dài đến 10 năm thậm chí là lâu hơn. Nếu được điều trị thường xuyên bằng liệu pháp kháng virus thì có thể khống chế được virus HIV. Nhờ vậy virus không thể phát triển, cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Trường hợp không được can thiệp kịp thời, virus này sẽ tiếp tục tấn công trong cơ thể và biến chứng nặng nề hơn.

Có nhiều trường hợp, số lượng virus trong cơ thể không đủ để thực hiện xét nghiệm. Chính vì vậy, để chắc chắn người bệnh cần làm lại xét nghiệm sau đó 6 tháng.

+ Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối AIDS

Ở giai đoạn cuối virus HIV đã tấn công và phá hủy toàn bộ hệ miễn dịch trong cơ thể. Lúc này, cơ thể người bệnh không còn khả năng tấn công và tiêu diệt những tác nhân gây hại nữa. Người bệnh sẽ dễ tử vong do mắc nhiều bệnh lý.

Trường hợp những bệnh nhân có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch bình thường cơ thể sẽ có khả năng chống lại virus và các tác nhân gây bệnh. Còn đối với bệnh nhân nhiễm HIV họ đã không còn khả năng chống dịch. Như vậy, cơ thể sẽ dễ mắc những bệnh lý thông thường như: cảm lạnh, cúm, nhiễm nấm.

Bước vào giai đoạn cuối, người bệnh sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như:

  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Cơ thể mệt mỏi mãn tính
  • Sụt cân nhanh
  • Ho và khó thở
  • Ớn lạnh, sốt và ra mồ hôi về ban đêm.
  • Cơ thể phát ban, nổi mẩn hoặc lở loét ở miệng, mũi. Vùng kín hoặc dưới da.
  • Sưng đau hạch kéo dài vùng nách, bẹn và cổ.
  • Mất trí nhớ, loạn thần hoặc các rối loạn tâm thần khác.

Con đường lây nhiễm HIV

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa thì: Thông thường, HIV lây nhiễm chủ yếu qua 3 con đường như sau:

HIV lây qua đường máu

HIV có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường máu. Chúng tấn công và gây ảnh hưởng đến tế bào lympho T. Đây là tuyến có chức nắng chống lại những tác nhân gây hại cho cơ thể, virus HIV gây vô hiệu hóa lympho T. Nguyên nhân HIV lây qua đường máu do:

  • Sử dụng các loại dụng cụ tiêm chích, kim xăm hình không được khử trùng hay sử dụng chung kim tiêm với người nhiễm HIV.
  • Bị lây nhiễm HIV khi chăm sóc người bệnh, virus có thể thông qua những vết thương bị hở dịch hay khi tiếp xúc với máu của người bệnh.
  • Nhiễm bệnh do nhận máu hoặc truyền máu của người có virus HIV nhưng không được sàng lọc.
  • HIV lây truyền qua hoạt động tình dục không an toàn

HIV lây nhiễm qua đường tình dục, đây là con đường phổ biến nhất. Những người nhiễm HIV khi quan hệ tình dục nhưng không sử dụng các biện pháp phòng tránh, sẽ dễ lây cho bạn tình. Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khi, khi quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su. Chúng sẽ bảo vệ bạn lên tới 90 – 95% nếu thao tác đúng cách.

Virus HIV lây truyền qua đường tình dục do:

  • Quan hệ tình dục qua đường âm đạo
  • Quan hệ qua hậu môn
  • Quan hệ qua đường miệng mặc dù vẫn có khả năng lây bệnh nhưng tỉ lệ sẽ thấp hơn.
  • HIV lây truyền qua đường từ mẹ sang con

Người mẹ đang mang thai nếu bị nhiễm HIV sẽ có khả năng lây nhiễm cho con lên đến 30%. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên thường không thể sống được quá 3 năm.

HIV lây nhiễm từ mẹ sang con do:

  • Qua nhau thai khi bé nằm trong bụng mẹ.
  • Đường máu và chất dịch của mẹ khi sinh.
  • Khi bé bú sữa của người mẹ bị HIV

Dấu hiệu nhận biết nhiễm HIV?

HIV có thể ngăn ngừa được nếu người bệnh kịp thời phát hiện ở những giai đoạn đầu. Dưới đây là một số dấu hiệu nhiễm HIV giai đoạn sớm:

  • Sốt nhẹ

Ở giai đoạn cấp tính hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng đầu tiên là sốt nhẹ. Ngoài ra, sẽ kèm theo triệu chứng mệt mỏi, đau họng và sưng hạch bạch huyết. Thời điểm này virus đã phát triển và nhân bản số lượng lớn, hệ miễn dịch sẽ có phản ứng để ngăn ngừa lại.

  • Cơ thể mệt mỏi

Khi cơ thể có sự tấn công của virus HIV, hệ miễn dịch sẽ tự tạo ra lớp màng chắn để bảo vệ và phản ứng lại. Như vậy, sẽ xảy ra hiện tượng cơ thể mệt mỏi. Người bệnh sẽ cảm thấy kiệt sức ngay cả khi không lao động nặng hoặc đã ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.

  • Đau họng

Đau họng là triệu chứng ở giai đoạn cửa sổ của người nhiễm HIV. Nếu sau khi quan hệ tình dục với nhiều người, với gái mại dâm hoặc tiếp xúc với niêm mạc vết thương hở của người nhiễm HIV và có triệu chứng đau họng. Bạn hãy tiến hành làm các xét nghiệm. Bởi vì, ở giai đoạn này virus có tốc độ lây truyền nhanh và mạnh mẽ nhất. Để đưa ra được kết quả chính xác nhất, người bệnh hãy chọn xét nghiệm ARN, đặc biệt trong vòng 9 ngày sau khi nhiễm virus.

  • Sưng hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết thuộc hệ thống miễn dịch khi cơ thể bị tấn công những hạch này sẽ nổi lên. Thế nên khi vùng nách, bẹn và cổ sưng nổi hạch bạn hãy đến các cơ sở y tế để xét nghiệm.

  • Ra mồ hôi trộn

Bên cạnh những triệu chứng trên, khi bạn đột nhiên có  những bệnh nhân mắc HIV sẽ có dấu hiệu đổ mồ hôi vào ban đêm nhưng không làm việc quá sức. Thì nên đi khám ngay, do đây là triệu chứng của HIV giai đoạn cửa sổ.

  • Phát ban

Khi da bị phát ban người bệnh thường chủ quan nghĩ rằng, đây chỉ là dấu hiệu của những bệnh về da hay bị dị ứng. Thế nhưng, đây chính là triệu chứng phổ biến của virus HIV sau 2 – 3 tuần khi virus xâm nhập vào cơ thể. Những dấu hiệu này có thể xảy ra sớm hoặc muộn trong quá trình nhiễm HIV/AIDS.

  • Tiêu chảy, buồn nôn

Tình trạng tiêu chảy, buồn nôn và ói mửa thường xuất hiện trong giai đoạn đầu khi bị nhiễm virus HIV. Các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện trong, sau khi điều trị kháng virus, đây thường là hậu quả của đợt nhiễm trùng cơ hội.

  • Sụt cân

Khi hệ thống miễn dịch không còn khả năng phản kháng, bệnh nhân thường bị sụt cân sau khi nhiễm HIV. Do đó, nếu không thực hiện chế độ giảm cân mà cơ thể bị sút cân trầm trọng. Người bệnh hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra, bởi rất có thể đây là dấu hiệu của virus HIV.

  • Ho khan

Khi bị ho khan người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh do thời tiết gây ra hay bị Nhưng các bác sĩ cho biết đây là một trong những dấu hiệu bị HIV ở giai đoạn muộn. Chính vì vậy, người bệnh hãy thận trọng.

  • Viêm phổi

Người bị HIV thường dễ nhiễm trùng do hệ miễn dịch đã bị tổn thương. Một trong những dấu hiệu của bệnh chính là viêm phổi do Pneumocystis (PCP). Đây còn được gọi là “bệnh viêm phổi do AIDS”.

  • Sự thay đổi của móng tay

Khi móng tay có sự thay đổi như: móng dày lên, cong, móng bị chẻ hoặc biến đổi màu sắc, đây là dấu hiệu bị nhiếm nấm. Bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch bị nhiễm nấm hơn những người bình thường.  Do đó, móng tay, móng chân sẽ xuất hiện các dấu hiệu lạ.

  • Nhiễm trùng nấm

Một loại bệnh nấm khác mà những người bị nhiễm HIV thường gặp ở giai đoạn muộn, chính là bệnh tưa miệng hay còn gọi là  nhiễm trùng miệng do nấm Candida gây ra. Đây là một loại nấm men khá phổ biến, thường gây viêm nhiễm ở vùng kín của nữ giới. Chúng cũng có xu hướng xuất hiện trong miệng hoặc thực quản, gây ra triệu chứng khó nuốt.

Cần làm gì khi bị nghi nhiễm HIV?

Để biết bản thân có nhiễm HIV hay không, cách duy nhất là tiến hành làm xét nghiệm tại cơ sở y tế.

Hiện nay có khá hai phương pháp xét nghiệm chính được áp dụng phổ biến:

  • Xét nghiệm phát hiện kháng thể:

Khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể người, cơ thể sẽ sản xuất ra một loại kháng nguyên kháng lại sự phát triển của virus. Việc làm xét nghiệm nhằm mục đích tìm ra loại kháng nguyên này. Tuy nhiên đây chỉ là xét nghiệm gián tiếp chỉ ra sự có mặt của virus HPV thông qua các kháng thể.

Xét nghiệm này bao gồm các xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (elisa), xét nghiệm bằng kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng, kỹ thuật thử nghiệm nhanh, xét nghiệm khẳng định,…

Xét nghiệm phát hiện kháng thể có ưu điểm là cho kết quả nhanh, kỹ thuật không có phức tạp nên chi phí khá phải chăng. Thế nhưng, chúng lại có một số nhược điểm là độ nhạy và đặc hiệu của một số sinh phẩm hạn chế nên phải kết hợp nhiều phương án khác nhau khi cần chẩn đoán nhiễm HIV

  • Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên:

Đây còn gọi là xét nghiệm trực tiếp, do khi làm xét nghiệm này có thể phát hiện ra chính sự có mặt của HIV và các thành phần của nó trong cơ thể người. Xét nghiệm này bao gồm phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào, phát hiện KN p24 của virus trong máu, hát hiện các axit nucleic (RNA) của virus hoặc DNA (provirut) trong tế bào nhiễm. Xét nghiệm kháng nguyên có thể phát hiện ra tình trạng người bệnh có bị n

hiễm HIV hay không ngay cả khi chưa có đáp ứng kháng thể. Tuy nhiên, đây lại là xét nghiệm cao cấp hơn, chuyên sâu và khó nên tốn kém hơn.

Cách phòng chống nhiễm HIV

Hiện nay, HIV vẫn được coi là căn bệnh thế kỷ, chưa tìm ra được vaccine phòng ngừa hay thuốc đặc trị. Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Do đó, mỗi người cần có biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục:

Bao cao su có khả năng ngăn ngừa mang thai và những bệnh đường tình dục lên đến 99% nếu sử dụng đúng cách. Do đó, khi có hoạt động tình dục dù qua đường âm đạo hay hậu môn. Bạn cũng nên sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân và bạn tình.

  • Chia sẻ với bạn tình:

Khi bị nhiễm HIV, bạn nên nói với bạn tình để họ có thể đi kiểm tra.

  • Sử dung kim tiêm sạch:

Hãy dùng bơm kim tiêm mới, tuyệt đối không dùng chung với bất kỳ ai.

  • Đối với nam giới hãy dùng riêng dao cạo râu:

Vì trong quá trình cạo râu có thể gây xước da và chảy máu, nếu sử dụng chung dao cạo râu có thể lây nhiễm HIV nếu có.

  • Chăm sóc khi mang thai:

Mẹ bầu đang mang thai nếu bị HIV cần được điều trị, để giảm nguy cơ lây virus cho bé.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến HIV, con đường lây nhiễm, dấu hiệu và cách phát hiện ra bệnh. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn có cách bảo vệ và phòng tránh lây nhiễm cho bản thân.

  |   09/10/2020