Trang chủ » Cẩm nang y khoa » Ăn tỏi nhiều có tốt không?

Ăn tỏi nhiều có tốt không?

Tỏi thuộc họ Hành tỏi, mỗi củ có nhiều tép tỏi. Trong tỏi chứa 90% các hợp chất như allicin, diallyl disulfide và một lượng ít tinh dầu. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thể sử dụng tỏi đúng cách, hiệu quả và an toàn.

>>> Tham khảo thực phẩm chữa yếu sinh lý tại đây.

Ăn tỏi có tác dụng gì?

Thói quen ăn tỏi hàng ngày sẽ mang lại những hiệu quả tăng cường sức khỏe, phòng ngừa mắc bệnh cho chúng ta.

Dưới đây là những tác dụng của tỏi:

Điều trị cảm cúm

Tỏi có tính ấm, giúp cơ thể giảm các triệu chứng cảm cúm, giảm ho và tăng cường hệ thống miễn dịch. Do đó, thói quen ăn tỏi hàng ngày sẽ người ốm khỏi bệnh nhanh chóng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Tỏi có công dụng giảm lượng cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh đột quỵ. Bên cạnh đó, tỏi cũng giúp chống đông máu, giảm các cơn đau tim, xuất huyết não.

Giảm huyết áp

Những người bị huyết áp cao sử dụng tỏi hàng ngày cũng sẽ giúp giảm huyết áp hiệu quả. Bạn có thể chỉ cần ăn tỏi sống hàng ngày.

Giải độc trong máu

Tỏi có nhiều thành phần allicin có tác dụng giải độc trong máu, đồng thời giúp hệ thống hô hấp “thông thoáng” hơn.

Phòng ngừa ung thư

Theo nhiều nghiên cứu, ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp chúng ta phòng ngừa ung thư hiệu quả. Những người có thói quen ăn tỏi hàng ngày sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư tới 50% so với người không ăn tỏi.

>>> Khám phá nam giới ăn gừng nhiều có tốt không?

Cải thiện chất lượng tinh trùng

Nam giới ăn 3-4 tép tỏi mỗi ngày sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến dương vật. Đặc biệt, nếu cánh mày râu ăn tỏi đều đặn liên tục khoảng 2 tháng sẽ giúp cải thiện chất lượng tinh trùng, giúp “tinh binh” khỏe mạnh hơn.

Ăn tỏi nhiều có tốt không?

Tỏi rất tốt cho cơ thể, nhưng ăn tỏi nhiều có tốt không? Thực tế, ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Buồn nôn, nôn

Ăn tỏi lúc đói có thể gây ra các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, thậm chí gây chứng trào ngược dạ dày.

Chảy máu

Tỏi có tác dụng chống đông máu, tuy nhiên, nếu bạn bị thương hoặc sau phẫu thuật mà ăn tỏi thì nguy cơ cao bị chảy máu ra nhiều.

Tổn thương gan

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều tỏi khiến hàm lượng allicin quá cao có thể gây tổn thương gan.

Chuyển dạ sớm

Nếu chị em mang thai ăn quá nhiều tỏi sẽ gây loãng máu, từ đó dẫn đến chuyển dạ sớm hoặc gây nguy hiểm tính mạng.

Chảy máu mắt

Ăn nhiều tỏi sẽ gây sưng mắt, chảy máu mắt, thậm chí gây mù vĩnh viễn.

Do đó, chắc hẳn bạn đã hiểu được giải đáp thắc mắc “ăn tỏi nhiều có tốt không?” qua bài viết này. Tỏi rất tốt cho cơ thể, nhưng chúng ta nên ăn điều độ với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều để tránh những hậu quả nghiêm trọng trên.

Lưu ý khi sử dụng tỏi

– Những người mắc bệnh về mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi. Bởi vì nó có thể làm hỏng mô liên kết ở mắt của bạn.

– Không ăn tỏi khi đói vì có thể gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, dẫn đến ợ hơi, ợ chua, nôn và trào ngược dạ dày.

– Người mắc bệnh về gan thì nên hạn chế ăn tỏi để tránh gây tổn thương cơ quan quan trọng này.

– Không ăn tỏi với trứng, thịt chó, thịt gà…

– Không nên ăn tỏi khi đang điều trị HIV/AIDS và dùng thuốc chống đông máu.

– Đối với nam giới, ăn tỏi điều độ có thể giúp tăng chất lượng tinh trùng. Tuy nhiên, nếu ăn tỏi quá nhiều sẽ gây tổn thương thận, hệ thống sinh sản nam, gây vô sinh ở nam giới.

Trên đây là những thông tin về “ăn tỏi nhiều có tốt không?”, hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn sử dụng đúng cách, an toàn và hiệu quả.

  |   30/07/2019