Trang chủ » Cẩm nang y khoa » bệnh viêm đường tiết niệu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

bệnh viêm đường tiết niệu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh viêm nhiễm xảy ra tại cơ quan bài tiết của cơ thể. Bệnh có thể mang đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cả nam giới và nữ giới. Để hiểu hơn về bệnh viêm đường tiết niệu, cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị, mời bạn tham khảo bài viết sau!

Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong hệ tiết niệu, bao gồm viêm nhiễm tại thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo. Các chuyên gia chia viêm đường tiết niệu thành 2 nhóm:

  • Viêm đường tiết niệu cao: viêm nhiễm xảy ra ở niệu quản và thận.
  • Viêm đường tiết niệu thấp: viêm nhiễm xảy ra ở niệu đạo, bàng quang.

Trong đó, hầu hết các trường hợp viêm đường tiết niệu xảy ra ở bàng quang và niệu đạo (viêm đường tiết niệu thấp).

Nữ giới dễ mắc viêm đường tiết niệu hơn nam giới. Điều này là do đường niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn nên dễ bị tác nhân có hại xâm nhập hơn.

Căn bệnh này không chỉ gây ra bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của hai giới.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu

Có thể tạm thời chia nguyên nhân gây bệnh thành tác nhân trực tiếp và yếu tố nguy cơ.

Tác nhân trực tiếp

Vi khuẩn chính là tác nhân gây ra viêm đường tiết niệu ở hai giới. Trong đó chủ yếu là vi khuẩn Escherichia coli (E.coli). Đây là vi khuẩn được tìm thấy trong ruột. Khi di chuyển từ hậu môn ra, nó có thể tấn công đường tiết niệu và lây lan ngược dòng. Ở nữ giới, đường tiểu gần hậu môn hơn nam giới nên nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Ngoài ra vi khuẩn cũng có thể từ ống thông trong điều trị y khoa mà đi vào đường tiết niệu. Một số trường hợp khác là do dị tật bẩm sinh hoặc sỏi đường tiết niệu khiến vi khuẩn tắc nghẽn bên trong và gây bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể xâm nhập qua đường máu, bạch huyết hoặc các cơ quan lân cận. Đây là căn bệnh thường ít lây nhiễm, nhưng khi quan hệ tình dục thì bạn và bạn tình vẫn có thể lây vi khuẩn sang cho nhau.

Các yếu tố nguy cơ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu như:

  • Giới tính: Nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới do có niệu đạo ngắn hơn và gần hậu môn nên dễ nhiễm khuẩn hơn.
  • Sử dụng một vài biện pháp tránh thai: Nữ giới khi dùng thuốc diệt tinh trùng hoặc màng ngăn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ bình thường.
  • Phụ nữ đã mãn kinh: khi mãn kinh, hormone sinh dục bị thiếu hụt nên đường tiết niệu có sự thay đổi. Lúc này phụ nữ dễ nhạy cảm với vi khuẩn có hại hơn.
  • Dị tật đường tiết niệu: đường tiết niệu có thể bị dị tật bẩm sinh, dẫn đến việc thải nước tiểu ra ngoài trở nên khó khăn. Nước tiểu ứ đọng khiến niệu đạo có nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
  • Tắc nghẽn đường tiểu: phì đại tuyến tiền liệt hoặc sỏi đường tiết niệu cũng dễ khiến nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang. Điều này dễ dẫn đến viêm nhiễm.
  • Bị suy giảm hệ miễn dịch: nguy cơ nhiễm trùng tăng ở những bệnh nhân mắc tiểu đường và những căn bệnh khác gây suy giảm hệ miễn dịch.
  • Đặt ống thông tiểu: Nhiều bệnh nhân liệt, bệnh nhân mắc bệnh lý thần kinh không tự kiểm soát được chức năng tiểu tiện. Lúc này họ phải đặt ống thông tiểu để bài tiết nước tiểu ra ngoài. Những người này dễ mắc viêm đường tiết niệu nhiều hơn người thường.
  • Vệ sinh cá nhân kém: nam giới và nữ giới vệ sinh cá nhân kém đều dễ khiến vi khuẩn lây lan, phát triển và gây viêm nhiễm vùng kín.
  • Quan hệ tình dục thô bạo: điều này dễ dẫn đến tổn thương vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Nhịn tiểu: điều này khiến vi khuẩn tích tụ trong bàng quang, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Một số thói quen cá nhân khác: tắm bồn, sử dụng băng vệ sinh lâu không thay, lau vùng kín từ sau ra trước khi đại tiện… Đây đều là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở nữ giới.

Trong những yếu tố nguy cơ này, có rất nhiều yếu tố là do thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn gây nên. Vì thế bạn hãy áp dụng một chế độ sống khoa học để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu

Nam giới và nữ giới khi bị viêm đường tiết niệu đều gặp những triệu chứng điển hình sau:

Tiểu rắt

Cảm giác muốn đi tiểu xuất hiện liên tục. Nhưng khi đi tiểu thì nước tiểu lại ra rất ít, dạng nhỏ giọt. Triệu chứng này có thể xuất hiện vài lần chỉ trong một giờ. Nhiều người vừa rời khỏi nhà vệ sinh đã muốn đi tiểu ngay.

Tiểu rát buốt

Viêm nhiễm khiến lỗ niệu đạo sưng đau, tấy đỏ, khiến người bệnh cảm thấy rát buốt khi đi tiểu. Khi càng gồng mình căng cơ để đẩy nước tiểu ra ngoài, cảm giác này càng rõ rệt.

Triệu chứng bệnh viêm phổ biến là người bệnh cảm giác đau buốt như kim châm khi đi tiểu, càng gồng mình đẩy nước tiểu ra thì càng buốt.

Đổi màu nước tiểu

Nước tiểu thải ra có thể chuyển màu đục, hơi ngả nâu hoặc đen. Có khi người bệnh tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng.

Đau bụng dưới

Phụ nữ bị viêm cầu thận dễ xuất hiện triệu chứng này. Điều này là do vi khuẩn phát triển quá mạnh, lây lan đến dạ con khiến vùng bụng rưới bị ảnh hưởng, nóng rát và đau âm ỉ.

Các dấu hiệu từ thận

Người bị viêm thận sẽ xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, đau lưng, ớn lạnh và buồn nôn. Viêm thận là căn bệnh nguy hiểm, cần chữa trị ngay để tránh xảy ra biến chứng cho cơ thể.

Ảnh hưởng của bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Những ảnh hưởng này gồm:

  • Tăng nguy cơ suy thận mãn tính: Vi khuẩn xâm nhập sâu đến thận có thể gây viêm nhiễm làm tổn thương thận, suy giảm chức năng thận. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị suy thận mãn tính, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Có 25% trường hợp suy thận mạn tính do viêm đường tiết niệu gây ra.
  • Gây hẹp niệu đạo: Ống niệu đạo viêm nhiễm có thể tổn thương và thành sẹo, lúc này niệu đạo hẹp lại gây khó khăn khi tiểu tiện.
  • Gây viêm nhiễm nam khoa cho nam giới: Vi khuẩn gây viêm niệu đạo có thể thâm nhập sâu hơn gây viêm nhiễm hệ sinh dục nam. Ví dụ các cơ quan như tinh hoàn, ống dẫn tinh, mào tinh hoàn…
  • Gây viêm nhiễm phụ khoa cho nữ giới: Vi khuẩn gây việm niệu đạo có thể thâm nhập sâu hơn vào hệ sinh dục nữ. Nó gây các bệnh viêm tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng… thậm chí gây ung thư cổ tử cung.
  • Đe dọa sức khỏe sinh sản, gây vô sinh: Các căn bệnh nam khoa và phụ khoa trên đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của nam giới và nữ giới. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những vấn đề như rối loạn cương dương, tinh trùng yếu, sảy thai, sinh non… Nguy hiểm hơn, bệnh có nguy cơ dẫn đến vô sinh hiếm muộn ở cả 2 giới.
  • Làm suy giảm sức đề kháng cơ thể: Vi khuẩn tấn công đường tiết niệu khiến sức đề kháng người bệnh suy giảm. Điều này khiến bệnh nhân tăng nguy cơ lây nhiễm những bệnh lây qua đường tình dục khác như giang mai, lậu, sùi mào gà…

Do đó, để bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản của bản thân, bạn hãy khám và điều trị viêm đường tiết niệu càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu tại cơ sở y tế

Khi tiến hành thăm khám tại cơ sở y tế, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Mẫu nước tiểu được lấy để phân tích thành phần bên trong, gồm tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và vi khuẩn. Bạn cần vệ sinh vùng kín bằng miếng đệm sát trùng trước khi lấy mẫu nước tiểu. Chỉ lấy ở phần nước tiểu giữa dòng để tránh nhiễm khuẩn trong quá trình lấy.
  • Xét nghiệm cấy vi khuẩn: Xét nghiệm này thực hiện nhằm giúp bác sĩ xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh cho bạn. Từ đó bác sĩ mới có thể chỉ định loại thuốc phù hợp cho tình trạng bệnh của bạn.
  • Nội soi bàng quang: Việc nội soi thực hiện để bác sĩ quan sát các vấn đề xảy ra bên trong bàng quang và niệu đạo của bạn.

Sau khi đã xác định chắc chắn tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh của bạn, phác đồ điều trị mới được đưa ra.

Điều trị viêm đường tiết niệu tại cơ sở y tế

Viêm đường tiết niệu tại cơ sở y tế thường được điều trị bằng phác đồ thuốc kháng sinh. Sử dụng loại kháng sinh nào, liều lượng, thời gian sử dụng ra sao đều do bác sĩ chỉ định. Bạn cần tuyệt đối tuân thủ để được hiệu quả sử dụng thuốc cao nhất.

Đặc biệt tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, bạn còn được áp dụng thêm thuốc đông y trong điều trị bệnh. Thuốc đông y có thành phần thảo dược tự nhiên, nó giúp khắc phục các nhược điểm của thuốc tây y, đồng thời bồi bổ sinh khí cho người bệnh. Tác dụng của đông y mang tính lâu dài và an toàn hơn tây y.

Ngoài ra, với những trường hợp bệnh nặng, đã có biến chứng, các chuyên gia tại đây còn chỉ định dùng thêm thủ thuật ngoại khoa. Đây là những thủ thuật hiện đại, tân tiến, cho hiệu quả điều trị rất cao. Ví dụ, công nghệ ánh sáng sinh học (áp dụng máy hồng ngoại) trong điều trị viêm nhiễm và khôi phục các mô thương tổn.

Các bác sĩ cũng khuyên bạn có thể phòng tránh và hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt. Ví dụ như vệ sinh vùng kín mỗi ngày, uống nhiều nước, tránh stress, ăn nhiều thực phẩm có lợi cho đường tiết niệu… Thăm khám nam khoa, phụ khoa thường xuyên sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

Trên đây là những điều bạn cần biết về bệnh viêm đường tiết niệu. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích trong việc phòng tránh và điều trị bệnh.

  |   02/10/2020