Trang chủ » Chưa được phân loại » Chỉ số rdw là gì?

Chỉ số rdw là gì?

Rdw hay còn có tên gọi là độ rộng phân bố của hồng cầu trong cơ thể. Thực tế, mỗi tế bào hồng cầu được phân bố ở mọi tế bào trong cơ thể.

Các tế bào này có kích thước và thể tích nhất định, nếu các số đo của nó lớn hơn bình thường chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp phải bệnh lý nghiêm trọng nào đó.

Xét nghiệm rdw được xem là một phần không thể thiếu trong việc đưa ra kết quả xét nghiệm máu hoàn chỉnh.

Khi thực hiện xét nghiệm sẽ đo được tất cả các thành phần trong cơ thể, bao gồm cả các tế bào hồng cầu.

Với xét nghiệm rdw bác sĩ sẽ chẩn đoán được các bệnh về thiếu máu hay hồng cầu có đủ oxy đến các tế bào trong cơ thể hay không.

Bên cạnh đó xét nghiệm rdw được sử áp dụng trong một số trường hợp như sau:

  • Rối loạn máu thalassemia;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh tim;
  • Bệnh gan;
  • Ung thư.

Những ai cần xét nghiệm RDW?

Khi tiến hành xét nghiệm rdw bệnh nhân sẽ được cung cấp các dịch vụ chăm só sức khỏe và kiểm tra định kỳ nếu bạn nằm trong số những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân mắc triệu chứng thiếu máu, chóng mặt, da xanh xao và chân tay lạnh;
  • Có tiền sử trong gia đình mắc bệnh thalassemia, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm và các rối loạn máu liên quan đến di truyền khác;
  • Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính Crohn;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Người nhiễm HIV/AIDS;
  • Chế độ ăn uống thiếu sắt và các khoáng chất cho cơ thể;
  • Mắc bệnh nhiễm trùng dài ngày;
  • Mất máu nhiều.

Thiếu máu sắc nhược là gì?

Xét nghiệm rdw được thực hiện như thế nào?

Trước tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu bằng cách dùng kim nhỏ tiêm vào tĩnh mạch trên cánh tay.

Khi kim gắn vào ống nghiệm, một lượng máy nhỏ sẽ lấy ra và đưa vào máy phân tích.

Cuối cùng bác sĩ rút kim và gắn miếng gạc vào chỗ lấy máu. Bạn giữ vài phút để cầm máu nhanh chóng.

Lưu ý, khi lấy máu sẽ hơi đau nhói và bạn nên cố gắng chịu đựng trong vài phút.

Bên cạnh đó, khi lấy máu bạn không cần chuẩn bị quá nhiều, một số trường hợp bạn sẽ phải nhịn ăn trước khi thực hiện.

Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để quá trình xét nghiệm được diễn ra trôi chảy.

Kết quả xét nghiệm chỉ số RDW là gì?

Như đã nói ở trên chỉ số rdw cao hay thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bệnh nhân.

Theo đó, khi thực hiện xét nghiệm chỉ số rdw bạn sẽ nhận được các kết quả như sau:

Chỉ số rdw bình thường và MCV tăng cao

Nếu chỉ số rdw bình thường và chỉ số MCV tăng cao bạn gặp các vấn đề như sau:

  • Bệnh bạch cầu;
  • Thiếu máu bất sản;
  • Bệnh tan máu cấp tính;
  • Bệnh enziym;
  • Bệnh thalassemia dị hợp tử;
  • Bệnh hemoglobin không thiếu máu.

Chỉ số RDW giảm

Nếu chỉ số RDW giảm bạn mắc phải một số bệnh lý như:

  • Thiếu hụt sắt;
  • Hội chứng thalassemia;
  • Bệnh hemoglobin khác;
  • Thiếu máu trong bệnh mãn tính;
  • Sideroblastic anemia;
  • Bệnh suy thận mạn tính;
  • Bệnh nhân nhiễm độc chì;
  • Những người nghiện rượu.

Chỉ số rdw tăng

Ở những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm chỉ số rdw, đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe như sau:

  • Bệnh ung thư phổi;
  • Bệnh hồng cầu liềm;
  • Bệnh nhiễm khuẩn huyết gram âm và dương.

Thông qua ý nghĩa của chỉ số rdw trên đây, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Đồng thời, nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để sớm phát hiện và có cách điều trị phù hợp nhất.

  |   04/03/2019