Trang chủ » Chưa được phân loại » Thiếu máu sắc nhược là gì?

Thiếu máu sắc nhược là gì?

Hội chứng thiếu máu sắc nhược là gì?

Hội chứng thiếu máu sắc nhược là bệnh thiếu máu do lượng huyết sắc tố trong hồng cầu giảm xuống dưới mức bình thường.

Thiếu máu là bệnh lý phổ biến ở tất cả các lứa tuổi, nhất là ở trẻ em và phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.

Những bệnh nhanh thiếu máu sẽ có những dâu hiệu da xanh xao, nhợt nhạt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hệ tiêu hóa rối loạn.

Hiện tại, bệnh thiếu máu sắc nhược được phân loại thành rất nhiều dạng khác nhau như sau:

  • Thiếu máu ưu sắc;
  • Thiếu máu nhược sắc;
  • Thiếu máu đẳng sắc.

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu sắc nhược

Thiếu máu sắc nhược do rất nhiều nguyên nhân gây ra như thiếu sắt, thiếu máu hồng cầu, do nhiễm khuẩn, mang thai…cụ thể:

Thiếu máu hồng cầu nhỏ

Thiếu máu kinh, mất máu do bệnh lý đều dẫn đến thiếu máu trong cơ thể. Các bệnh lý thường gặp dẫn đến mất máu nhiều như:

  • Bệnh trĩ;
  • Bệnh loét dạ dày – tá tràng;
  • Bệnh xuất huyết dạ dày;
  • U xơ tử cung;
  • Ung thư phế quản;
  • Giãn tĩnh mạch, động mạch phế quản;
  • Thiếu máu Thalassemia;
  • Rối loạn chuyển hóa huyết sắc tố;
  • Các bệnh về rối loạn về hormon.

Do hấp thu sắt kém

Tình trạng hấp thu sắt kém thường gặp ở những bệnh nhân bị các bênh liên quan đến dạo dày, đường ruột.

Những bệnh này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt nên bệnh nhân sẽ không đủ lượng sắt để cung cấp cho cơ thể.

Do nhiễm khuẩn

Một số loại bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc như các liên cầu tan huyết, nhiễm độc từ các loại động vật hay nhiễm chất độc và ảnh hưởng đến chất lượng máu.

Ngoài ra, thiếu máu còn gặp ở những người bị mất máu cấp do nguyên nhân sau:

  • Chửa ngoài dạ con;
  • Vỡ tử cung;
  • Vỡ cơ quan phủ tạng;
  • Các chấn thương gây đứt mạch máu.
  • Bệnh nhân viêm thận mạn tính;
  • Xơ gan hay ung thư;
  • Bệnh xuất huyết;
  • Các bệnh về máu ác tính…

Do cung cấp thiếu sắt

Ở trẻ em và phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng.

Nhưng do không cung cấp đủ thực phẩm vào cơ thể, dẫn đên sắt bệnh thiếu máu sắc nhược do không cung cấp đủ sắt vào cơ thể.

Dấu hiệu của bệnh thiếu máu sắc nhược

Ở những bệnh nhân bị thiếu máu sắc nhược bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng phổ biến như sau:

  • Da tái xanh;
  • Niêm mạc nhợt nhạt;
  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Tóc rụng, da khô, móng tay, chân dễ bị gãy;
  • Thường xuyên bị ngất;
  • Chóng mặt, ù tai;
  • Trẻ em chậm phát triển;
  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Khó thở, tim đập nhanh.

Các dấu hiệu này không chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân bị thiếu máu nhược sắc.

Vì thế, khi có những dấu hiệu này bạn nên đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm máu.

Từ kết quả của các xét nghiệm phết máu, đếm hồng cầu lưới, xét nghiệm chỉ số rdw, Coombs,… các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục bệnh tốt nhất.

Cách khắc phục bệnh thiếu máu sắc nhược

Thiếu máu sắc nhược ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Quá trình điều trị bệnh thiếu máu nhược sắc sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gây bệnh, từ đó có cách điều trị phù hợp nhất.

Nếu bệnh nhân chảy máu do bệnh tiêu hóa, sinh dục, rối loạn kinh nguyệt…. sẽ được điều trị bằng thuốc để cải thiện tình hình.

Bên cạnh đó, với bệnh nhân thiếu máu sẽ luôn ưu tiên cỉa thiện các triệu chứng  bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và sắt vào cơ thể như sau:

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất như sắt, acid folic, vitamin B12… vào cơ thể mỗi ngày.

Các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể như thịt bò, gan động vật, thịt lợn, các loại rau xanh, hoa quả.

Tránh sử dụng các loại đồ uống, chất kích thích như rượu, bia, cà phê… bởi các loại thực phẩm này sẽ làm hạn chế hấp thu sắt vào cơ thể.

Tập luyện thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, bố trí thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện được các triệu chứng của bệnh thiếu máu.

Bổ sung sắt vào cơ thể

Trẻ em và phụ nữ mang thai bị thiếu sắt nghiêm trọng, vì thế bạn nên bổ sung đầy đỷ lượng sắt vào cơ thể bằng thuốc, thực phẩm chức năng vào cơ thể mỗi ngày.

Mong rằng, với những thông tin hữu ích về chứng thiếu máu sắc nhược trên đây, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe của bản thân.

Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thường xuyên các thực phẩm giàu sắt và chất dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày để phòng ngừa bệnh thiếu máu cho cả gia đình của mình.

  |   11/03/2019