Xoắn buồng trứng là gì?
Buồng trứng bị xoắn hay xoắn buồng trứng là tình trạng cơ quan này xoắn lại quanh các mô đang hỗ trợ cho nó.
Không chỉ có buồng trứng và cả ống dẫn chức một cơ quan nhỏ của bộ phận sinh sản nữ này cũng có khả năng bị xoắn.
Không có một tần suất xoắn buồng trứng cụ thể nào, nhưng các bác sĩ chỉ ra bạn có thể dễ bị xoắn buồng trứng hơn nếu bạn bị u nang buồng trứng.
Bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố hoặc các loại thuốc để làm giảm kích thước của u nang.
Xoắn buồng trứng hiện tượng cần cấp cứu. Nếu không được điều trị nhanh chóng bạn có thể phải cắt bỏ đi cơ quan sinh sản quan trọng này.
Nguyên nhân bệnh xoắn buồng trứng
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bệnh xoắn buồng trứng có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào từ 20 – 40 tuổi, thậm chí ở cả chị em sau mãn kinh vẫn có thể mắc phải bệnh này.
Xoắn buồng trứng xảy ra do một số nguyên nhân sau:
Buồng trứng xoắn do u nang
Các u nang buồng trứng sẽ làm cho các mô trong buồng trứng bị sưng, sự nặng nề quá mức này sẽ dẫn đến xoắn các dây chằng hồ trợ buồng trứng. – Xem thêm: Dấu hiệu u nang buồng trứng
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai có nồng độ hormone cao làm giãn các mô trong cơ thể và dây chằng giữ buồng trứng. Một khi dây chằng giãn sẽ làm cho buồng trứng dễ bị xoắn hơn.
Thuốc điều trị nội tiết tố
Sử dụng các thuốc điều trị nội tiết tố, thuốc vô sinh cũng có nguy cơ phải đối mặt với xoắn buồng trứng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh xoắn buồng trứng ở phụ nữ
- Đau dữ dội đột ngột ở vùng bụng dưới;
- Đau xương chậu;
- Chảy máu bất thường;
- Chuột rút;
- Sốt;
- Buồn nôn;
- Bí trung đại tiện;
- Tiểu rắt;
- Tiểu khó;
- Táo bón;
- Phù 2 chi dưới.
Các triệu chứng của xoắn buồng trứng sẽ tương tự như chứng viêm ruột thừa, sỏi thận, nhiễm trùng nên rất khó phân biệt.
Do đó, khi thấy các dấu hiệu bất thường này của cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhất.
Xoắn buồng trứng có mang thai được không?
Xoắn buồng trứng không đồng nghĩa với việc bạn không có khả năng mang thai.
Đây chỉ là tình trạng mất nguồn cung cấp máu tạm thời đến buồng trứng, nhưng buồng trứng vẫn hoạt động trở lại bình thường nếu được tác động bằng các thủ thuật y tế.
Nếu tình trạng buồng trứng không được hồi phục và được phẫu thuật cắt bỏ thì bạn vẫn có khả năng sinh sản bởi buồng trứng còn lại vẫn đang hoạt động bình thường.
Khám phá: Nguyên nhân khó thụ thai là gì?
Điều trị bệnh xoắn buồng trứng
Phẫu thuật sẽ là phương pháp khắc phục tình trạng buồn trứng đang xoắn lại của bạn. Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm nguy cơ tái phát. Một số trường hợp tình trạng bệnh nguy hiểm bác sĩ có thể loại bỏ buồng trứng bị ảnh hưởng.
Trong cả 2 phương pháp phẫu thuật bác sĩ sẽ rạch một đường ở bùng bụng của bạn và cho phép tiếp cận gần với buồng trứng.
Khi thực hiện các ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhân, mà quyết định có nên giữ lại buồng trứng đang bị xoắn hay không.
Sau phẫu thuật bạn sẽ được kê một só loại thuốc tránh thai liều cao, các hình thức kiểm soát sinh sản khác nhau để ngăn chặn tình trạng bệnh có thể tái phát trở lại.
Hi vọng, với những thông tin chi tiết về bệnh xoắn buồng trứng trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận biết bệnh và có cách xử trí kịp thời. Tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến với bản thân.