Viêm tuyến bartholin là gì?
Viêm tuyến bartholin là gì?
Viêm tuyến Bartholin gây sưng, phù ở một hay hai bên âm đạo. Nguyên nhân xuất phát từ tuyến Bartholin (tuyến mồ hôi) bị tắc nghẽn. Bệnh có thể tự khỏi và không cần điều trị nếu như vết sưng không có biểu hiện nhiễm trùng.
Thông thường, các tuyến Bartholin là tuyến tiền đình được nối giữa âm đạo và âm hộ. Chúng tạo nên chất bôi trơn và xuất hiện mỗi khi được kích thích.
Nếu tuyến này bị tắc nghẽn chất bôi trơn sẽ bị tích tụ và chảy ngược vào trong. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ hình thành một khối u nang Bartholin. Khi u nang được hình thành và có nguy cơ nhiễm trùng sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng và ổ áp xe về sau.
Nguyên nhân hình thành bệnh viêm tuyến Bartholin
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến Bartholin. Nhưng ở một số chị em sẽ có nguy cơ cao mắc u tuyến Bartholin khi bạn mắc phải một số bệnh sau:
- Bệnh lậu.
- Bệnh chlamydia
- Nhiễm virus Escherichia coli.
- Bệnh nhân bị viêm phổi do Streptococcus.
- Bệnh nhân bị nhiễm Haemophilusenzae (HIB)
Nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến bartholin cao hơn ở những chị em trong độ tuổi sau:
- Phụ nữ trẻ và thường xuyên vận động với cường độ cao.
- Chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
- Phụ nữ sau khi sinh.
Có thể thấy bệnh u bartholin không lây nhiễm qua đường tình dục. Nhưng nếu bạn có STD, khả năng mắc bệnh u tuyến bartholin sẽ cao hơn những người bình thường.
Triệu chứng của bệnh viêm tuyến bartholin
Hầu hết, chị em phụ nữ không biết mình có u nang bartholin, chỉ khi bạn đi khám phụ khoa mới phát hiện được bệnh này. Ở một số chị em phụ nữ, sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sau:
- Xuất hiện khối u nhẹ sưng và lồi ở phần môi âm hộ.
- Đau nhức khó chịu ở âm hộ.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Áp xe nếu bạn bị nhiễm trùng.
- Xuất hiện mủ gây đau đớn.
- Da đỏ, mềm ở khu vực có u.
- Sốt
Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trên đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị nhanh chóng.
Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tuyến bartholin
Bệnh viêm tuyến bartholin thường được các bác sĩ phát hiện khi kiểm tra vùng xương chậu. Nếu có dấu hiệu của bệnh, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân kiểm tra STDs thông qua:
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Xét nghiệm máu.
- Lấy mẫu xét nghiệm thông qua miếng gạc ở bộ phận sinh dục.
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, từ đó có biện pháp khắc phục bệnh phù hợp nhất, cụ thể:
– Nếu các u nang nhỏ và không có bất cứ triệu chứng nào, người bệnh không cần được điều trị. Đồng thời, bệnh nhân sẽ tự theo dõi sự phát triển của khối u trong thời gian tiếp theo.
– Với những bệnh nhân được chỉ định điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành kê toa thuốc kháng sinh để khắc phục tình trạng bệnh.
– Một số bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị thông qua phẫu thuật. Ban đầu, bệnh nhân sẽ được đặt một ống thông vào u nang, sau đó tiến hành bơm phồng ống thông để chất lỏng chảy từ từ thông qua ống thông này.
– Phương pháp phẫu thuật Marsupialization: Được thực hiện bằng cách phẫu thuật cắt u nang và mở cho các chất lỏng tự ra ngoài.
– Phương pháp laser carbon dioxide: bác sĩ sẽ dùng tia laser để mở một lỗ nhỏ giúp chất lỏng trong u nang thoát ra dễ dàng.
– Chọc hút kim: Là phương pháp được sử dụng nhiều nhất, các bác sĩ sẽ tiến hành hút hết u nang và đưa dung dịch cồn 70% vào bên trong. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu khả năng bị nhiễm trùng sau thực hiện thủ thuật.
– Cắt bỏ tuyến bartholin: Phương pháp này được áp dụng khi tất cả các phương pháp trên không hiệu quả.
Mong rằng, với những thông tin hữu ích về bệnh viêm tuyến bartholin chuyên mục sống khỏe trên đây, sẽ giúp chị em phụ nữ có cách chăm sóc và điều trị tốt nhất. Đồng thời, ngăn chặn được những biến chứng của bệnh đến sức khỏe của bản thân.