Viêm niệu đạo là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa
Viêm niệu đạo là bệnh lý viêm nhiễm gặp cả ở nam giới và nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới nhiều hơn nam giới, nhưng ngày nay số người mắc viêm niệu đạo đều gia tăng ở cả hai giới. Viêm niệu đạo gây ra nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống hàng ngày, chưa kể còn gây nguy cơ biến chứng lên hệ sinh dục. Vậy viêm niệu đạo là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại của nó ra sao? Cách chữa trị viêm niệu đạo như thế nào cho hiệu quả nhất? Để trả lời những câu hỏi này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Bệnh viêm niệu đạo là gì?
Bệnh viêm niệu đạo xảy ra khi tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, nấm…) tấn công và gây viêm ở ống dẫn nước tiểu. Nữ giới mắc viêm niệu đạo nhiều hơn nam giới do đường niệu đạo của nữ giới ngắn và rất gần lỗ hậu môn và âm đạo. Lúc này, vi khuẩn có hại ở hậu môn và âm đạo dễ lây lan sang niệu đạo, tấn công và gây bệnh. Thực tế cho thấy đa phần vi khuẩn viêm niệu đạo đều là từ trực tràng di chuyển sang. Theo thống kê, có tới 70% trường hợp bệnh nhân bị viêm niệu đạo là nữ giới.
Viêm niệu đạo giai đoạn cấp tính nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể chuyển thành mãn tính. Khi đó, bệnh gây ra những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh.
Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến khả năng mắc viêm niệu đạo ở hai giới. Theo đó trong độ tuổi sinh sản, ai cũng có thể mắc bệnh viêm niệu đạo. Nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao nhất thuộc về nhóm người trong độ tuổi từ 20 đến 24 tuổi.
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo được phân loại thành tác nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ.
Tác nhân gây bệnh trực tiếp
Bệnh lậu được cho là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm niệu đạo ở cả nam giới và nữ giới. Viêm niệu đạo lậu cầu (GU) là do vi khuẩn lậu gram âm Neisseria gonorrhoereae tấn công vào niệu đạo. Cụ thể ở nữ giới, lậu cầu khuẩn gây ra 50% ca mắc viêm niệu đạo. Ở nam giới, nó là tác nhân của 10% bệnh nhân mắc viêm niệu đạo.
Viêm niệu đạo cũng có thể không phải do lậu cầu mà là các vi khuẩn gây bệnh khác tấn công. Chúng bao gồm: Urealyticum ureaplasma, Chlamydia trachomatis, Trichomonas vaginalis, Mycoplasma (mycoplasma hominis, M.genitalium), nấm men, Adenovirus và virus Herpes simplex…
Các yếu tố nguy cơ
Những yếu tố khiến vi khuẩn gây viêm niệu đạo dễ bùng phát là:
- Vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển.
- Quan hệ tình dục không an toàn khiến vi khuẩn dễ lây lan.
- Chấn thương cơ học do mặc quần áo chật chội, thủ dâm và quan hệ tình dục thô bạo…
- Thực hiện các thủ thuật ngoại khoa gây biến chứng, VD nong niệu đạo, đặt ống thông trong niệu đạo…
- Thường xuyên nhịn tiểu.
Viêm niệu đạo có thể được kiểm soát, phòng tránh bằng cách giảm thiểu những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh kể trên.
Triệu chứng viêm niệu đạo ở cả nam giới và nữ giới
Có những triệu chứng viêm niệu đạo giống nhau và khác nhau ở nam giới và nữ giới. Triệu chứng cấp tính và mãn tính cũng có sự khác biệt.
Triệu chứng viêm niệu đạo chung ở hai giới
- Tiểu tiện gặp khó khăn: niệu đạo dẫn nước tiểu từ bàng quang (bóng đái) ra ngoài. Khi niệu đạo viêm sẽ khiến người bệnh khi đi tiểu thấy tiểu rắt, nóng rát và đau buốt.
- Số lần đi tiểu tăng, đặc biệt vào buổi đêm.
- Lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, dòng nước tiểu yếu và nhỏ giọt.
- Nước tiểu vàng sẫm, khai nồng, có thể có mủ và vẩn đục.
- Các triệu chứng khác: cơ thể mệt mỏi, sốt cao, suy nhược, tiểu ra máu, đau thắt lưng, chán ăn…
Triệu chứng viêm niệu đạo ở nam giới
- Lỗ sáo sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu quanh đầu dương vật.
- Đau nhức dương vật khi quan hệ tình dục, xuất tinh hoặc khi di chuyển.
- Đầu “cậu nhỏ” có mủ nhày, màu trắng đục hoặc vàng, bốc mùi hôi. Dịch tiết ra nhiều vào sáng sớm. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng rất dễ nhầm với triệu chứng bệnh lậu.
Triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới
Triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới thường không rõ ràng và dễ gây nhầm với triệu chứng các bệnh phụ khoa khác. Chúng gồm:
- Khí hư bất thường về mùi, tiết nhiều và chuyển màu xanh vàng hoặc nâu đỏ.
- Đau rát, chảy máu âm đạo bất thường khi quan hệ tình dục.
Triệu chứng viêm niệu đạo cấp tính
Thời kỳ này bệnh có biểu hiện rõ ràng, dịch niệu đạo tiết nhiều, có thể có mủ. Người bệnh tiểu tiện khó khăn như đã nói ở trên, thậm chí người bệnh nặng còn có thể gặp tình trạng co thắt niệu đạo.
Triệu chứng viêm niệu đạo mạn tính
Với người mãn tính, dịch tiết ở niệu đạo giảm nhưng bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa ngáy như kiến bò. Các triệu chứng khác vẫn có, nhưng không rõ như thời kỳ cấp tính, thậm chí có người còn không có biểu hiện.
Triệu chứng viêm niệu đạo do lậu
Người viêm niệu đạo do lậu ban đầu thường cảm thấy lỗ niệu đạo sưng đau và hơi lộn ra ngoài, có dịch nhầy. Sau 3 – 4 ngày, niêm mạc da ở đây bắt đầu hoại tử sinh ra mủ ở đầu dương vật.
Triệu chứng viêm niệu đạo không do lậu
Những bệnh nhân này cũng có cảm giác đau, sưng và ngứa ở lỗ niệu đạo, dịch niệu đạo cũng tiết ra nhưng ít và thưa hơn.
Khi tiểu tiện gặp khó khăn đi kèm các triệu chứng kể trên, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xác định tình trạng bệnh.
Bị viêm niệu đạo có nguy hiểm không?
Viêm niệu đạo gây ra rất nhiều nguy cơ lên sức khỏe của người bệnh, vì thế bạn tuyệt đối không được coi thường căn bệnh này.
- Gây lây lan ngược dòng
Vi khuẩn trong niệu đạo có thể xâm nhập, lây lan ngược dòng làm viêm nhiễm các cơ quan sinh sản và bài tiết khác. Ví dụ như bàng quang, thận, tuyến tiền liệt ở nam, buồng trứng ở nữ…
- Dễ bị suy thận
Suy thận là một biến chứng rất nguy hiểm của bệnh viêm niệu đạo. Thống kê cho thấy có tới 25% trường hợp suy thận cấp tính do viêm niệu đạo gây ra.
- Ảnh hưởng chức năng sinh sản ở hai giới
Ở nữ giới, vi khuẩn gây viêm niệu đạo khi lây lan sang âm đạo và đường sinh dục có thể gây ra các bệnh viêm phụ khoa. Các bệnh này để lâu đều ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nữ giới.
Với nam giới, tình trạng này còn nghiêm trọng hơn. Đó là do niệu đạo của nam giới vừa dẫn nước tiểu vừa dẫn tinh dịch ra ngoài khi xuất tinh. Vì thế, khi niệu đạo viêm nhiễm, tinh trùng cũng bị ảnh hưởng về chất lượng. Ngoài ra, bị viêm niệu đạo sẽ làm cản trở quá trình xuất tinh ở nam. Thậm chí có thể gây ra vô sinh hiếm muộn ở cả 2 giới.
Chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo
Thông thường, bác sĩ chẩn đoán viêm niệu đạo thông qua các xét nghiệm về dịch nhày niệu đạo cũng như khám tổng quát vùng kín nam và nữ. Chúng có thể bao gồm:
- Quan sát các vết viêm loét trên da để xác định bệnh nhân có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục không.
- Xét nghiệm bệnh chlamydia và lậu.
- Kiểm tra trực tiếp vùng kín nam hoặc nữ. Với nam, bác sĩ sờ nắn cẩn thận tinh hoàn, thừng tinh, hạch bẹn… để kiểm tra dấu hiệu bên ngoài.
Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, phương án chữa trị mới được bác sĩ đưa ra.
Cách điều trị bệnh viêm niệu đạo hiệu quả
Chữa trị viêm niệu đạo tại cơ sở y tế gồm hai phương pháp chính:
Chữa trị viêm niệu đạo bằng thuốc
Hiện nay, các thuốc điều trị viêm niệu đạo do lậu cầu không gây biến chứng thường bao gồm Ceftriaxone, Azithromycin hoặc doxycycline liều cao. Ngoài ra, các thuốc dành cho chứng viêm niệu đạo không do lậu cầu gây ra gồm erythromycins, tetracycline…
Ngoài ra, tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, việc điều trị bằng thuốc còn phối hợp thêm thuốc đông y để nâng cao hiệu quả chữa trị.
Chữa trị bằng thủ thuật
Thủ thuật điều trị viêm niệu đạo ngày nay rất hiện đại và tân tiến. Các loại máy móc như máy hồng ngoại, thiết bị sóng ngắn… áp dụng công nghệ ánh sáng sinh học trong điều trị đạt hiệu quả cao. Bạn có thể đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội để áp dụng điều trị này.
Điều trị viêm niệu đạo bằng thuốc dân tại nhà
Hiện nay nhiều người bệnh tin rằng có thể chữa viêm niệu đạo tại nhà bằng bài thuốc dân gian truyền miệng.
Đây được đánh giá là phương pháp tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Có thể dễ kiếm dễ mua ở nhiều nơi. Điển hình như chữa viêm niệu đạo bằng cây dứa dại, kim thảo tiền, rễ cỏ tranh, cây mã đề, rau dừa nước,..
Những lưu ý trong quá trình điều trị viêm niệu đạo
Trong quá trình điều trị bệnh viêm niệu đạo, bạn hãy chú ý những điều sau để bệnh nhanh khỏi hơn:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Điều này giúp bạn hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Với phụ nữ, không nên thụt rửa âm đạo sâu, hạn chế tắm bồn, dùng dung dịch vệ sinh có xuất xứ tự nhiên…
- Chọn đồ lót thông thoáng rộng rãi, chất liệu cotton
Điều này giúp vùng kín của bạn không bị bí khí, ẩm ướt. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh mặc chung đồ lót với người khác
- Đưa bạn tình cùng đi thăm khám, điều trị
Nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh là do lây lan qua đường tình dục. Vì thế đảm bảo bạn tình không bị viêm nhiễm cũng là cách giúp bạn bảo vệ bản thân mình.
- Kiêng quan hệ tình dục
Kiêng quan hệ tình dục vừa giúp vùng kín của bạn không xuất hiện thêm tổn thương, vừa tránh lây nhiễm cho bạn tình. Từ 2 – 4 tuần sau khi bạn điều trị xong, nên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Quan hệ tình dục an toàn
Bạn nên quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng, sử dụng biện pháp bảo vệ, vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ. Điều đó giúp bạn tránh nguy cơ vi khuẩn lây lan, xâm nhập vùng kín của mình.
- Uống đủ nước
Uống đủ nước, khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tăng cường bài tiết nước tiểu để loại bỏ vi khuẩn ở bàng quang. Uống các loại nước lợi tiểu, nước trái cây có tính axit, trà… là cách bạn có thể áp dụng tại nhà.
- Nâng cao sức đề kháng
Sinh hoạt điều độ, khoa học, thường xuyên tập thể dục thể thao, ăn nhiều rau xanh và hoa quả… là cách nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó, bạn có thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn tốt hơn.
Như vậy, bạn đã nắm được những kiến thức chung về bệnh viêm niệu đạo ở nam giới và nữ giới. Việc chữa trị viêm niệu đạo cần có sự phối hợp của bác sĩ. Bạn tránh tự ý mua thuốc về uống, dễ gây ra nhiều hệ lụy cho cơ thể nếu dùng sai cách và sai liều.