Bệnh viêm màng não mủ: định nghĩa, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh viêm màng não mủ là gì?
Viêm màng não mủ hay còn được biết đến với tên gọi viêm màng não nhiễm khuẩn là tình trạng viêm của các màng bao quanh não, tủy sống và làm xuất hiện có mủ bên trong.
Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như do vi khuẩn khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis), phế cầu (Streptococcus pneumoniae), Haemophilus influenzae tuýp b. Trong đó, viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu là phổ biến nhất.
Thông thường, loại vi khuẩn này sống ký sinh tại niêm mạc đường hô hấp và không gây bệnh.
Tuy nhiên khi gặp các điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch suy yếu thì chúng sẽ gây bệnh.
Và nếu không được phát hiện và điều trị kip thời, căn bệnh sẽ để lại di chứng nặng nề cho hệ thần kinh hoặc thậm chí là dẫn tới tử vong.
Triệu chứng của viêm màng não mủ
Tuy có nhiều thể khác nhau, nhưng nhìn chung, bệnh thường có những biểu hiện chung như cơ thể nóng sốt, đau đầu, đau họng.
Đối với những thể bệnh viêm đường hô hấp trên bao gồm họng, mũi người bệnh sẽ có hiện tượng sốt cao từ 38-39 độ, họng đau rát, nước mũi chảy nhiều và có thể lẫn dịch mủ.
Trường hợp người bệnh ở thể nhiễm khuẩn huyết sẽ xuất hiện tình trạng cơ thể sốt đột ngột với nhiệt độ cao, có thể lên tới 41 độ và kèm theo hiện tượng run rẩy và nhức mỏi xương khớp toàn thân.
Còn ở thể viêm màng não đơn thuần, sau khi xảy hiện tượng sốt cao và đau đầu, người bệnh sẽ xuất hiện các hội chứng điển hình của việc màng nào có mủ như táo bón, nôn vọt và xuất hiện các ban đỏ ở đầu ngón tay, ngón chân.
Các ban này không phải lúc nào cũng có hình tròn mà thường có xu hướng liên kết với nhau thành mảng rồi hóa mủ. Ngoài ra, người bệnh thường nằm ở tư thế “cò súng” quay mặt vào tường vì sợ ánh sáng và có hiện tượng cứng gáy.
Điều trị và phòng ngừa
Hãy cảnh giác với những triệu chứng như sốt cao, viêm họng nà nổi các ban màu đen hoặc hình sao trên da của trẻ.
Lúc này, điều cần làm là ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ thăm khám chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Thông thường, các bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và có thể kết hợp thêm một số loại thuốc khác để cải thiện và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Do đó, cần tuyệt đối tránh việc tự ý sử dụng thuốc để điều trị khi không có kiến thức về y tế và chưa được sự hướng dẫn của các bác sĩ. Điều này hoàn toàn có thể làm bệnh diễn biến phức tạp và gây nhiều nguy hiểm hơn.
Để tránh mắc viêm màng não mủ, cả trẻ em và người lớn đều cần tiêm vác xin phòng bệnh. Bên cạnh đó là vệ sinh vùng miệng sạch sẽ trước và sau khi ngủ dậy, khi vừa ăn xong..
Trường hợp ở gần người bệnh, nên đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc bởi vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan qua nước bọt, dịch nhày ở cổ họng người bệnh khi ho hay nói chuyện.
Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh viêm màng não mủ xin được chia sẻ tới bạn đọc. Và để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe khi gặp phải căn bệnh này, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất khi phát hiện những triệu chứng nghi ngờ của bệnh nhé. Bài viết thuộc chuyên mục tin sức khỏe – chuabenh24h.vn