Adhd là gì?

Adhd hay còn gọi là hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý và thường gặp nhất ở trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết đầu tiên là sự rối loạn, hấp tấp, mất tập trung. Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, sinh hoạt, học tập và các mối quan hệ xã hội sau này.

Hiện tại, chứng rối loạn tăng động được chia làm 3 kiểu như sau:

  • Hiếu động, bốc đồng: Những bệnh nhân này lúc nào cũng ưa hoạt động, không kiểm soát được hành vi và ý thức của bản thân.
  • Thiết chú ý: Biểu hiện rõ ràng nhất là không chú ý hay tập trung đến các vấn đề xung quanh.
  • Hiếu động, bốc đồng và thiếu chú ý: Lúc này bệnh nhân sẽ có dấu hiệu tăng động thất thường và thường hay quên mọi việc liên quan đến bản thân.

Triệu chứng thường gặp của hội chứng adhd là gì

Dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất của các bệnh nhân mắc chứng adhd là sự mất tập trung, đãng trí, phân tâm trong công việc, học tập. Hiếu động thái quá, bốc đồng trong mọi việc, cụ thể:

  • Đi lại, di chuyển liên tục.
  • Nói chuyện quá nhiều;
  • Mất kiên nhẫn trong việc chờ đợi;
  • Khi bắt buộc ngồi một chỗ sẽ cảm thất khó chịu;
  • Chạy xung quanh, leo trèo;
  • Không thể im lặng chơi hay tham gia vào bất cứ hoạt động nào;
  • Thỉnh thoảng trả lời câu hỏi trước khi người khác chưa hỏi xong;
  • Thích xen vào chuyện của người khác;
  • Hành vi cư xử bốc đồng, không quan tâm đến hậu quả.

Nếu có các triệu chứng như trên, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra cách khắc phục tình trạng nhanh nhất.

Adhd có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia cho rằng trong những năm đầu đời khả năng tập trung ở trẻ sẽ quyết định đến nhận thức của trẻ sau này.

Nếu khả năng suy nghĩ và phán đoán mọi việc tốt, trẻ sẽ có cách xử lý tình huống tốt nhất.

Ngược lại, nếu trẻ khó tập trung, mất kiểm soát rất khó cho việc học tập và làm việc về sau.

Tình trạng bệnh kéo dài khiến trẻ trở nên sa sút, tụt hậu trong học tập. Đồng thời trẻ không đủ sức tham gia các hoạt động yêu cầu sự tập trung cao.

Nếu bệnh adhd ở những người trưởng thành sẽ phát sinh các hành vi không tốt cho xác hội như:

  • Nghiện game,
  • Rối loạn hành vi;
  • Cờ bạc;
  • Bạo lực.

Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và tương lai sau này cuẩ trẻ.

Cách xử trí khi mắc hội chứng rối loạn tăng động

Hiện có rất nhiều cách điều trị chứng adhd ở trẻ em, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là cha mẹ cần kiên nhẫn trong quá trình điều trị. Bởi mỗi trẻ em sẽ có cách điều trị hoàn toàn khác nhau.

Sử dụng thuốc điều trị adhd

Sử dụng thuốc là phương pháp hàng đầu trong việc đối phó với chứng tăng động. Thực tế, nó mang lại hiệu quả lên đến 80%.

Trong số đó thì thuốc an thần là thuốc có tác dụng phổ biến trong điều trị, bởi các loại thuốc này giúp ổn định tinh thần, giảm triệu chứng lo lắng bồn chồn.

Ngoài ra còn một số thuốc giúp khắc phục tình trạnh hiếu động thái quá như sau:

Nhóm thuốc Amphetamines: lisdexamfetamine (Vyvanse); dextroamphetamine (Dexedrine và Adderall).

Nhóm Methylphenidates: thuốc dexmethylphenidate (Focalin) và thuốc methylphenidate (Concerta, Metadate, Ritalin,…).

Atomoxetine (Strattera);

Các loại thuốc chống trầm cảm;

Thuốc Guanfacine bao gồm Intuniv và Tenex.

Nhóm thuốc Clonidine bao gồm Catapres và Kapvay.

Áp dụng liệu pháp hành vi

Khi điều trị chứng tăng động, các bậc cha mẹ nên sử dụng cả lời nói, hành vi, cử chỉ nhằm cải thiện các hành vi của trẻ theo hướng tích cực hơn.

Bạn cũng có thể lập thời gian biểu của trẻ để hình thành nên thói quen và trẻ dễ tập tring hơn về các phần việc cùa mình.

Nếu trẻ hoàn thành đúng công việc theo kế hoạch bạn nên động viên, khích lệ.

Ngược lại, nếu không hoàn thành tốt công việc bạn nên nhắc nhở nhẹ nhàng, không nên tạo quá nhiều áp lực sẽ khiến trẻ dễ ức chế tâm lý hơn.

Phương pháp tâm lý trị liệu

Với phương pháp này bạn nên tâm sự để thấu hiểu trẻ ở các vấn đề nhỏ nhặt nhất. Nếu không biết nên thực hiện thế nào, bạn nên trò chuyện với bác sĩ để giúp bạn có thêm định hướng đúng đắn nhất.

Như vậy, để điều trị hội chứng rối loạn tăng động sẽ được điều trị bằng thuốc kết hợp với các liệu pháp tâm lý khác nhau.

Vì thế, cha mẹ luôn là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh của trẻ. Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, để quá trình chữa bệnh được thuận tiện và nhanh chóng thành công.

  |   12/02/2019