Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Viêm nhiễm nấm Candida: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm nhiễm nấm Candida: Nguyên nhân và cách điều trị

Rất nhiều nữ giới trong độ tuổi sinh bị viêm nhiễm nấm Candida. Căn bệnh phụ khoa này có thể gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu như ngứa rát dữ dội ở âm đạo hay khiến cho dịch nhầy vùng kín ra nhiều hơn, gây mùi hôi tanh… Những điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm lý của người phụ nữ.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng viêm nhiễm nấm Candida ở nữ giới. Những thông tin này sẽ giúp bạn có cách nhận biết và chữa trị bệnh hiệu quả.

Nhiễm nấm candidan
Nhiễm nấm candidan

Nấm Candida là gì?

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nhiễm nấm ở nữ giới chính là nấm Candida. Đây được biết đến là một loại nấm men rất phổ biến. Thường bắt gặp ở vùng kín, đường ruột hay các nơi ẩm ướt trên cơ thể.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nấm men Candida là loại nấm tự nhiên với trên 100 chủng loại khác nhau. Tuy nhiên trong đó chỉ có khoảng 20 chủng nấm có thể tác động đến sức khỏe của con người. Phổ biến nhất là:

  • Nấm Candida Albicans
  • Nấm Candida Glabrata
  • Nấm Candida Parapsilosis
  • Nấm Candida Tropicalis
  • Nấm Candida Krusei

Nói về tác động của nấm Candida đối với con người. Theo các nghiên cứu, ở điều kiện bình thường, sự tồn tại của nấm candida thường là vô hại, nó ít gây ra sự tác động cho sức khỏe của bạn.

Tuy nhiên, đây lại là một loại nấm “cơ hội”. Nguyên nhân là bởi chỉ cần hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, sự cân bằng giữa các loại vi khuẩn có lợi và có hại bị phá vỡ. Nấm Candida sẽ phát triển rất nhanh chóng.

Khi nấm Candida phát triển mất kiểm soát, nó sẽ xâm nhập vào máu và có thể gây viêm nhiễm ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể chúng ta. Trong đó, thường gặp nhất là ở cơ quan sinh dục. Nếu không được phát hiện sớm, tình trạng này sẽ gây ra nhiều sự tổn hại cho sức khỏe của con người.

Nguyên nhân viêm nhiễm nấm Candida ở nữ giới

Viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida là căn bệnh vô cùng phổ biến ở phái nữ. Tỉ lệ phụ nữ trong tuổi sinh sản bị viêm nhiễm nấm Candida luôn ở mức rất cao. Theo các nhận định chung, tình trạng nhiễm nấm Candida ở cơ quan sinh dục nữ thường bắt nguồn từ các lý do sau:

  • Vùng kín không sạch sẽ:

“Cô bé” không được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên sẽ khiến cho lượng chất bẩn ở vùng kín gia tăng. Và điều này cũng là một trong những nguyên do có thể khiến cho nấm candida ở bên trong vùng kín có cơ hội phát triển và gây viêm nhiễm.

  • Vệ sinh vùng kín sai cách:

Thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo, dùng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có chứa nhiều hòa chất… sẽ khiến cho môi trường âm đạo dễ bị thay đổi. Khi môi trường âm đạo bị mất đi sự cân bằng vốn có thì việc nấm Candida phát triển và gây viêm nhiễm là điều không thể tránh khỏi.

  • Quan hệ tình dục không an toàn:

Không sử dụng bao cao su khi quan hệ, tần suất quan hệ quá nhiều, quan hệ thô bạo… đều có thể gây ra các thương tổn ở vùng kín. Nó sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, nấm Candida… gây tình trạng viêm nhiễm âm đạo.

  • Sử dụng đồ lót bó sát:

Việc thường xuyên dùng các loại quần lót bó sát sẽ khiến cho vùng kín của bạn luôn bị bí bách. Đặc biệt trong những ngày oi bức, lượng mồ hôi ở vùng kín sẽ gia tăng khiến cho vùng kín bị ẩm ướt. Khi tình trạng này kéo dài nhiều ngày, nó cũng khiến cho nấm Candida ở vùng kín có cơ hội gia tăng và gây bệnh.

Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng sẽ khiến cho các chị em tăng nguy cơ bị nhiễm nấm Candida vùng kín:

  • Mang thai
  • Suy giảm miễn dịch
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày
  • Chế độ ăn nhiếu chất béo, đường
  • Dùng băng vệ sinh hằng ngày liên tục

Việc xác định nguyên nhân gây viêm nhiễm nấm Candida do đâu là điều cần thiết. Bởi đây là yếu tố giúp bác sĩ xác định được nguồn gốc gây bệnh để áp dụng cách chữa trị phù hợp, cho hiệu quả tốt nhất.

Dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm nấm Candida ở âm đạo

Thông thường, nấm Candida khi phát triển và tấn công gây viêm nhiễm vùng kín, nó sẽ gây ra nhiều triệu chứng bất thường. Chỉ cần chú ý sự thay đổi của cơ thể, các chị em hoàn toàn có thể phát hiện ra căn bệnh này.

  • Dịch âm đạo ra nhiều bất thường, có màu trắng đục, không sền sệt mà bị vón cục như bã đậu.
  • Vùng kín có mùi hôi nồng
  • Niêm mạc âm đạo, âm hộ bị sưng, tấy đỏ thậm chí là nổi mụn
  • Xuất hiện các cơn ngứa âm ỉ ở vùng kín, đôi lúc nó có thể bùng phát dữ dội
  • Khi đi tiểu có cảm giác đau buốt, nóng rát
  • Có cảm giác đau khi quan hệ tình dục
  • Ở giai đoạn nặng có thể bị ra máu bất thường ngoài kì kinh

Tuy nhiên, do các biểu hiện của viêm âm đạo do nấm Candida khá giống với nhiều bệnh phụ khoa khác. Nên nhiều chị em đã bị nhầm lẫn trong việc nhận biết bệnh và điều trị sai phương pháp. Chính vì vậy, khi gặp phải các triệu chứng kể trên, các chị em nên chủ động đi kiểm tra để xác định chính xác tình trạng bệnh lý của bản thân.

Viêm nhiễm nấm Candida có nguy hiểm không?

Nấm Candida không phải là tác nhân có hại tới tính mạng. Tuy nhiên, nó vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người phụ nữ.

  • Gây ra các bệnh phụ khoa khác:

Sự phát triển quá mức của nấm Candida ở âm đạo nếu không được loại bỏ sẽ có thể lan sang các bộ phận khác. Thậm chí là lây lan ngược dòng vào tử cung, buồng trứng… Do đó, các chị em sẽ có nguy cơ mắc thêm các căn bệnh phụ khoa khác như viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, tắc vòi trứng…

  • Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản:

Viêm nhiễm nấm Candida ở âm đạo sẽ khiến do lượng dịch âm đạo tăng lên. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới sự di chuyển của tinh trùng vào gặp trứng. Làm giảm khả năng thụ thai. Về lâu dài, nếu bệnh cứ tái phát nhiều lần thì có thể gây nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tình dục:

Viêm nhiễm nấm Candida sẽ tạo ra các thương tổn ở vùng âm đạo nữ. Và nếu các chị em vẫn quan hệ tình dục thì sẽ có khả năng lây nhiễm các căn bệnh xã hội nguy hại như sùi mào gà, lậu, giang mai, thậm chí là HIV…

  • Ảnh hưởng tới tâm lý:

Các triệu chứng viêm nhiễm do nấm Candida gây ra ở vùng kín sẽ khiến cho các chị em luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu đi sự tự tin. Và nếu kéo dài quá lâu nó sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo âu, stress… Làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, công việc thường ngày.

  • Ảnh hưởng tới đời sống tình dục:

Khi bị viêm âm đạo do nấm Candida, các chị em sẽ thường xuyên phải chịu đựng tình trạng ngứa rát khó chịu ở vùng kín. Kèm theo đó là mùi hôi khó chịu. Các vấn đề này khiến chị em ngại “gần gũi” với chồng/bạn tình. Đặc biệt khi quan hệ, người bệnh sẽ dễ bị đau đớn, thậm chí là chảy máu. Điều này sẽ dẫn đến sự lo sợ, về lâu dài sẽ gây suy giảm ham muốn tình dục. Ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.

Phải làm gì khi bị viêm nhiễm nấm Candida? 

Điều quan trọng mà các chị em cần lưu ý khi bị viêm nhiễm nấm Candida hoặc chỉ mới nghi ngờ bị mắc bệnh đó chính là nên đi thăm khám ngay. Bởi khi thăm khám cùng các bác sĩ chuyên gia có kinh nghiệm. Các bạn mới có thể xác định được chính xác mình có phải bị viêm nhiễm âm đạo do nấm Candida không? Nguyên nhân gây bệnh là do đâu và mức độ phát triển của bệnh đang ở giai đoạn nào.

Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng chữa trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Điều trị nấm Candida bằng cách nào?

Hiện nay, cách điều trị viêm nhiễm nấm Candida ở nữ thường là sử dụng thuốc. Đây là dạng thuốc có công dụng giúp làm lành các tổn thương viêm nhiễm do nấm Candida gây ra, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, thuốc còn hỗ trợ tiêu diệt và loại bỏ nấm Candida, giúp môi trường âm đạo được ổn định trở lại. Khiến bệnh không tái phát.

Có thể liệt kê một số loại thuốc điều trị viêm nhiễm nấm candida thường được sử dụng gồm:

  • Clotriamazole 100mg
  • Fluconazol 150mg
  • Econazole 150mg

Khuyến cáo: Các chị em phụ nữ đang mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc trên. Tất cả người bệnh khi dùng thuốc cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định. Không dùng sai phác đồ hay bỏ dở liệu trình chữa bệnh giữa chừng. Những điều này có thể khiến cho bệnh không khỏi. Thậm chí là còn trở nên nặng nề hơn.

Đối với những trường hợp bị viêm nhiễm nấm Candida nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bằng các phương pháp khác cho hiệu quả tốt hơn như sóng ngắn, tia hồng ngoại hoặc Đông – Tây y kết hợp…

Nguy cơ tái phát nấm Candida sau điều trị

Bệnh viêm nhiễm nấm Candida hoàn toàn có thể tái phát sau khi đã được điều trị khỏi. Trên thực tế đã có rất nhiều chị em bị viêm âm đạo do nấm Candida sau khi chữa khỏi bệnh một thời gian lại có các triệu chứng của bệnh. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của người phụ nữ, khiến cuộc sống bị xáo trộn và phiền toái.

Nguyên nhân của nó thường bắt nguồn từ các lý do sau:

  • Áp dụng sai phương pháp điều trị
  • Người bệnh không tuân thủ liệu trình chữa trị của bác sĩ
  • Không chú ý vệ sinh vùng kín sau khi đã chữa khỏi bệnh
  • Vệ sinh vùng kín quá nhiều lần trong 1 ngày
  • Lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh âm đạo
  • Không điều trị bệnh cho bạn tình nên bị lây nhiễm chéo…

Các bạn nên nhớ rằng nấm Candida luôn luôn tồn tại trong âm đạo của người phụ nữ. Do đó, chỉ cần bạn không chú ý với việc chăm sóc vùng kín thì loại nấm này sẽ ngay lập tức phát triển trở lại và khiến tình trạng viêm âm đạo tái phát.

Bởi vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia phụ khoa, nữ giới bị viêm nhiễm nấm Candida dù chữa bệnh bằng phương pháp nào thì cả trong và sau khi điều trị vẫn cần đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe đúng cách.

Theo đó, các bạn cần chú ý những điều sau:

  • Vệ sinh “cô bé” mỗi ngày bằng nước sạch. Hạn chế dùng các loại dung dịch vệ sinh có chứa nhiều kiềm. Không dùng tay thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo.
  • Mặc các loại đồ lót vừa vặn với cơ thể, được làm từ chất liệu cotton thấm hút, giúp “cô bé” luôn được khô thoáng, sạch sẽ.
  • Quan hệ tình dục an toàn, giữ lối sống chung thủy 1 vợ – 1 chồng
  • Với người bị tiểu đường, cần đảm bảo lượng đường trong máu ở mức cho phép.
  • Nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện thể thao khoa học, lành mạnh.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng viêm nhiễm nấm Candida ở nữ giới. Nếu bạn đang gặp phải bệnh lý này, hãy nhanh chóng tới ngay các cơ sở chuyên khoa uy tín gần nhất để khám và chữa trị. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ tới đường dây nóng 02437.152.152 để được các bác sĩ phụ khoa hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn.

  |   14/09/2020