Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng rất thường gặp ở phụ nữ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Vậy rối loạn kinh nguyệt là gì, nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì, triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những nội dung này trong bài viết dưới đây.

Thông qua những biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt có thể biết được phần nào sức khỏe của chị em. Bị rối loạn kinh nguyệt thường xuyên và kéo dài thì chị em nên đi kiểm tra sức khỏe. Việc tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện rối loạn kinh nguyệt giúp phái đẹp sớm phát hiện những vấn đề sức khỏe sinh sản và điều trị kịp thời.

Rối loạn kinh nguyệt là gì
Rối loạn kinh nguyệt là gì

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không ổn định theo chu kỳ binh thường. Kinh nguyệt bắt đầu từ giai đoạn dậy thì thông thường từ 12-16 tuổi, đánh dấu thời điểm một người phụ nữ có khả năng sinh con.

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 28-35 ngày, số ngày hành kinh từ 3-5 ngày và thoát ra từ 80-100ml máu kinh.

Rối loạn kinh nguyệt biểu hiện ở việc các yếu tố không ổn định, chu kỳ kinh nguyệt có thể quá hoặc quá ngắn, máu kinh quá nhiều hoặc quá ít, có sự bất thường của máu kinh.

Rối loạn kinh nguyệt có thể gặp phải ở tất cả phụ nữ ở mọi độ tuổi. Tùy tình trạng mà hiện tượng có ảnh hưởng đến sức khỏe hay khả năng sinh sản của phụ nữ.

Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt

Làm sao để nhận biết dấu hiệu kinh nguyệt bị rối loạn. Thực tế nếu theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình thì chị em sẽ rất dễ nhận biết rối loạn kinh nguyệt.

Cụ thể dưới đây là những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt:

  • Chu kỳ kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn

Khi chu kỳ kinh nguyệt quá dài nhiều hơn 35 ngày hay quá ngắn ít hơn 21 ngày trong một thời gian dài đều được coi là rối loạn kinh nguyệt.

  • Kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít

Một chu kỳ bình thường kéo dài từ 3 – 5 ngày. Một chu kỳ kinh nguyệt rối loạn có thể kéo dài trên 7 ngày (rong kinh), hoặc quá ngắn chỉ 1-2 ngày. Lượng máu kinh quá nhiều hay quá ít cũng là biểu hiện của một chu kì kinh nguyệt bị rối loạn.

  • Máu kinh có những biến đổi

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, máu kinh cũng có sự biến đổi như màu sẫm hơn hoặc có màu đen, có khi lại vón cục.

  • Các triệu chứng tiền kinh nguyệt dữ dội hơn

Rối loạn kinh nguyệt thường đi kèm với các triệu chứng tiền kinh nguyệt ở mức độ nặng nề hơn. Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp nhưng nếu đau bụng kinh dữ dội đến mức không thể làm gì thì chắc chắn là không bình thường. Ngoài ra chị em cũng thường bị đau nhức tuyến vú.

  • Màu sắc da thay đổi

Rối loạn kinh nguyệt cũng ảnh hưởng đến da dẻ của chị em. Do rối loạn nội tiết gây những vấn đề trên da như: xanh xao, xám xịt, khô ráp hơn hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là xuất hiện nám da.

  • Tính khí thay đổi thất thường

Rối loạn kinh nguyệt còn ảnh hưởng đến tâm trạng khiến chị em dễ nổi nóng hay cáu gắt. Tâm trạng lên xuống thất thường hơn.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân bao gồm cả những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như do các bệnh lý trong cơ thể gây ra.

Vậy nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì? Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị rối loạn:

  1. Do thuốc tránh thai nội tiết

Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết gây ra sự rối loạn nội tiết tố trong vài tháng đầu. Điều này khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt thường quá ít hoặc quá nhiều. Việc sử dụng dụng cụ tử cung chứa hormone để tránh thai có thể gây ra chảy máu nặng.

  1. Do thừa cân

Thừa cân, béo phì là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn kinh nguyệt. Lý giải điều này là do khi thừa cân ảnh hưởng đến các hormone và mức insulin dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

  1. Rối loạn ăn uống và sụt cân quá nhiều

Chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Nếu đột ngột thay đổi chế độ ăn uống hoặc nhịn ăn để giảm cân hay sụt cần quá nhiều đều tác động đến chu kỳ kinh nguyệt.

Sụt cân quá nhanh và quá nhiều ảnh hưởng đến các loại hormone nội tiết và quá trình trụng trứng từ đó khiến kinh nguyệt bị rối loạn. Ăn uống kiêng khem trong thời gian dài còn có thể gây mất kinh, cơ thể thường mệt mỏi, da khô ráp và bị rụng tóc.

  1. Tập luyện quá sức

Tập luyện thể dục rất có ích cho sức khỏe nhưng tập luyện quá sức lại phản tác dụng. Một trong những tác hại do tập luyện quá sức gây ra là rối loạn kinh nguyệt do ảnh hưởng đến các hormone chị trách nhiệm về kinh nguyệt.

Những phụ nữ phải làm việc thể chất nặng nhọc và vận động viên chuyên nghiệp thường bị rối loạn kinh nguyệt thậm chí bị vô kinh. Khi giảm cường độ tập luyện, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở về bình thường.

  1. Do stress, căng thẳng kéo dài

Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bị stress, căng thẳng kéo dài sẽ khiến não bộ tiết ra hormone cortisol, hormone này gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Khi cân bằng tâm lý, giải tỏa stress, chu kỳ kinh nguyệt sẽ gần điều hòa trở lại.

  1. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh do cho con bú

Nhiều phụ nữ sau sinh cho con bú thường không có kinh nguyệt trong một thời gian dài. Đây cũng là một hiện tượng rối loạn kinh nguyệt nhưng là vấn đề sinh lý bình thường vì vậy chị em không cần quá lo lắng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hormone Prolactin chịu trách nhiệm hoạt động tiết sữa gây ức chế hormone sinh sản vì vậy phụ nữ thường không có kinh hoặc rất ít. Khi cai sữa cho con, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

  1. Rối loạn kinh nguyệt do tuổi tác

Rối loạn kinh nguyệt thường xuất hiện trong thời gian dậy thì và tiền mãn kinh. Ở thời kỳ dậy thì, hệ nội tiết chưa hoàn thiện nên các bạn gái cần 1-2 năm để ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Ở tuổi mãn kinh do sự sụt giảm của hormone estrogen cũng gây ra rối loạn kinh nguyệt.

Thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 40 và kéo dài từ 4-8 năm. Ngoài rối loạn kinh nguyệt thì thời kỳ mãn kinh còn có các triệu chứng khác như:

  • Bốc hỏa
  • Đổ mồ hôi ban đêm
  • Thay đổi tâm trạng
  • Khó ngủ
  • Khô âm đạo
  1. Rối loạn kinh nguyệt do hội chứng buồng trứng đa nang

Ngoài những nguyên nhân sinh lý thì rối loạn kinh nguyệt cũng là kết quả của các bệnh lý, đầu tiên là buồng trứng đa nang.

Buồng trứng đa nang là tình trạng cơ thể có quá nhiều hormone sinh dục nam  gây cản trở quá trình rụng trứng. Người bệnh có thể bị mất kinh và hoặc kinh nguyệt rất ít.

Ngoài rối loạn kinh nguyệt, người bệnh còn có các biểu hiện khác như:

  • Khó thụ thai
  • Mụn trứng cá
  • Nhiều lông mọc trên mặt, ngực, bụng
  • Tăng cân, béo phì
  • Thay đổi tâm trạng
  • Rụng tóc nhiều.
  1. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì – các vấn đề tuyến giáp

Rối loạn tuyến giáp như cường giáp hay suy giáp là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn kinh nguyệt.

Cụ thể suy giáp khiến kinh nguyệt ra nhiều hơn, các triệu chứng tiền kinh nguyệt cũng mạnh hơn. Người bệnh thường bị mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân.

Còn cường giáp lại làm kinh nguyệt ít hơn, ngày hành kinh ngắn hơn. Ngoài ra người bệnh bị giảm cân đột ngột, thườn bị lo lắng, căng thẳng, sưng ở nền cổ.

  1. Do u xơ tử cung

U xơ tử cung là những khối u phát triển ben trong  tử cung có nhiều kích thước đa dạng như bé như hạt táo đến to như quả cam. Bệnh lý này gây rối loạn kinh nguyệt, các triệu chứng tiền kinh nguyệt dữ dội hơn và gây thiếu máu. Ngoài ra người bệnh có thể bị đau và tức vùng chậu, đau lưng, đau chân.

  1. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng tế bào niêm mạc tử cung phát triển ở vị trí khác bên ngoài tử cung. Bệnh khá phổ biến gặp phải ở 1/10 phụ nữ trong độ tuối sinh sản. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây rối loạn kinh nguyệt.

Các triệu chứng do lạc nội mạc tử cung gây ra là:

  • Kinh nguyệt kéo dài, ra máu nhiều
  • Chảy máu âm đạo bất thường giữa chu kỳ kinh
  • Đau đường tiêu hóa
  • Đau trong và sau khi quan hệ
  • Vô sinh

Hiện tại vẫn chưa có biện pháp điều trị căn bệnh này nhưng có thể kiểm soát bằng các liệu pháp hormone.

  1. Rối loạn kinh nguyệt do lạm dụng thuốc

Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ trong đó bao gồm rối loạn kinh nguyệt.

Cụ thể một số loại thuốc ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt là:

  • Liệu pháp thay thế hormone
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc tuyến giáp
  • Thuốc động kinh
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc hóa trị
  • Aspirin và ibuprofen
  1. Do ung thư cổ tử cung và nội mạc tử cung

Một bệnh lý rất nguy hiểm gây rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản thậm chí cả tính mạng người bệnh là bệnh ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung thương gây rối loạn kinh nguyệt, chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt ra nhiều đồng thời khiến khi hư ra bất thường.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt cuối cùng thật sự rất nguy hiểm, đây là một nguyên nhân mà không ai mong muốn mình xảy ra và gặp phải, đó là do ung thư cổ tử cung và nội mạc tử cung.

Ung thư cổ tử cung và nội mạc tử cung có thể gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, kèm theo ra máu giữa kỳ hoặc kinh nguyệt ra nhiều.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, điều chị em lo lắng là rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Câu trả lời là: Có. Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt tình dục và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu do bệnh lý nguy hiểm gây ra.

Cụ thể dưới đây là những ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt:

  • Dẫn đến thiếu máu

Rong kinh kéo dài có thể gây thiếu máu. Thiếu máu gây chóng mặt, mệt mỏi trường hợp nghiêm trọng có thể ngất xỉu, suy giảm sức khỏe.

  • Dẫn đến các bệnh ác tính

Các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng… nếu không điều trị sớm sẽ chuyển thành thể ác tính, điều trị khó khăn hơn và gây nhiều biến chứng.

  • Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa

Kinh nguyệt kéo dài khiến vùng kín thường xuyên ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm phụ khoa. Người bệnh dễ mắc bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung và nặng hơn là viêm buồng trứng.

  • Nguy cơ vô sinh

Chu kỳ rụng trứng thất thường khiến chị em khó khăn trong việc thụ thai. Các bệnh lý nguy hiểm gây rối loạn kinh nguyệt nếu không được điều trị kịp thời cũng ảnh hưởng đến khả năng mang thai thậm chí dẫn tới vô sinh.

  • Ảnh hưởng đến nhan sắc

Không chỉ sức khỏe mà nhan sắc của chị em cũng bị ảnh hưởng do kinh nguyệt bị rối loạn. Nguyên nhân là do hormone nội tiết có vai trò quan trọng giúp chị em có làn da mịn màng, khí sắc tươi trẻ. Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ cũng ảnh hưởng đến nhan sắc.

  • Ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng

Rối loạn kinh nguyệt có thể gây nhiều tác động tiêu cực đến đời sống vợ chồng như: mệt mỏi, suy nhược, giảm ham muốn tinh dục, bị đau khi quan hệ…

Chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình là cách nhanh nhất  nhận biết bị rối loạn kinh nguyệt.

Để kiểm tra nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ có thể phải tiến hành các biện pháp chẩn đoán như sau:

  • Kiểm tra vùng chậu để xác định âm đạo hay cổ tử cung có bị viêm không?
  • Xét nghiệm máu để xác định sự mất cân bằng nội tiết tố
  • Sinh thiết nội mạc tử cung
  • Soi buồng tử cung
  • Siêu âm (thiết lập hình ảnh của tử cung).

Điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Dựa trên kết quả chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp.

  • Cân bằng hormone nội tiết estrogen và progesterone để điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sử dụng các loại thuốc thúc đẩy tuần hoàn máu ở tử cung để điều hòa kinh nguyệt.
  • Sử dụng các bài thuốc đông y để điều hòa tắc nghẽn, lưu thông khí huyết.

Việc điều trị rối loạn kinh nguyệt phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những lưu ý khi bị rối loạn kinh nguyệt

Để khắc phụ rối loạn kinh nguyệt tại nhà, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Nên ăn thức ăn lành mạnh giàu dinh dưỡng. Hạn chế thức ăn nhanh, rượu, bia, đồ uống kích thích.
  • Ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn.
  • Giữ tâm lý thoải mái.
  • Quan hệ tình dục có thể làm giảm cảm giác đau bụng kinh.
  • Chườm nóng hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng cũng giảm đau bụng kinh hiệu quả.
  • Khi bị kinh nguyệt ra nhiều nên thay băng vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa.

Đó là thông tin về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nữ giới. Hy vọng sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn và có cách điều trị, phòng tránh bệnh lý. Bị rối loạn kinh 1-2 tháng không cần lo, nếu kéo dài hãy đi thăm khám ngay nhé. Để hạn chế các biến chứng, nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản.

  |   19/05/2020