Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Kinh nguyệt không đều: nguyên nhân và cách điều trị

Kinh nguyệt không đều: nguyên nhân và cách điều trị

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể phụ nữ, nhưng kinh nguyệt không đều lại là biểu hiện bất thường. Vậy cụ thể kinh nguyệt không đều là gì? Nguyên nhân nào gây ra kinh nguyệt không đều ở nữ giới? Kinh nguyệt không đều có nguy hiểm gì không? Cách điều trị kinh nguyệt không đều ra sao? Nếu bạn có chung những thắc mắc đó, mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau!

Kinh nguyệt không đều là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bong, thoát ra ngoài âm đạo hàng tháng. Điều này xảy ra do trứng không được thụ tinh, nó chỉ xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Cụ thể là từ tuổi dậy thì (khoảng 8 – 16 tuổi) đến tuổi mãn kinh (từ 45 – 55 tuổi).

Ở người bình thường, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 28 – 32 ngày, trong đó từ 3 đến 7 ngày là thời gian ra máu kinh. Lượng máu kinh trung bình vào khoảng 50 đến 80 ml.

Kinh nguyệt không đều xảy ra khi máu kinh không ra theo một chu kỳ nhất định, mà đến sớm hoặc muộn hơn. Thậm chí có trường hợp còn không xuất hiện kinh nguyệt (vô kinh).

Một số giai đoạn của cơ thể, do hormone sinh dục không ổn định mà chu kỳ kinh nguyệt không đều. Đó là trạng thái sinh lý bình thường. Nhưng cũng có khi kinh nguyệt không đều là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Chị em cần lưu ý điều này bởi ở những biến chứng nặng nhất của kinh nguyệt không đều có thể dẫn tới vô sinh.

Kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều

Phân loại kinh nguyệt không đều

Các nhà khoa học phân loại kinh nguyệt không đều theo các tiêu chí như thời gian bắt đầu hành kinh, lượng máu kinh tiết ra… Theo đó, kinh nguyệt không đều được phân thành các loại sau:

Kinh sớm

Khi thời gian hành kinh tới sớm hơn từ 3 đến 7 ngày so với chu kỳ kinh nguyệt trước đó thì gọi là kinh sớm. Nhiều trường hợp kinh sớm khác, chị em bị tới 2 lần trong một tháng.

Chậm kinh

Ngược lại với kinh sớm, chậm kinh nghĩa là kinh nguyệt đến muộn hơn so với bình thường từ 7 – 10 ngày.

Rong kinh

Người bình thường có thời gian hành kinh kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần. Nếu quá 1 tuần, thậm chí đến 2 – 3 tuần, 1 tháng mà kinh nguyệt vẫn ra thì đó chính là rong kinh. Lượng máu khi rong kinh có thể ít hoặc nhiều. Nếu kéo dài quá lâu, bạn cần đến cơ sở y tế kiểm tra ngay. Bởi mất máu nhiều có thể khiến bạn suy nhược, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Kinh thưa

Kinh thưa nghĩa là tần xuất diễn ra chu kỳ kinh ít hơn 1 tháng 1 lần. Cụ thể, người bị kinh thưa có thể sau 2 – 3 tháng mới diễn ra kỳ kinh tiếp theo. Thậm chí những trường hợp nặng lên tới 6 tháng.

Vô kinh

Trường hợp không có kinh một thời gian dài (nửa năm hoặc một năm) được gọi là vô kinh. Vô kinh có thể do phụ nữ có thai, cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý. 

Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều

Các chuyên gia chia nguyên nhân kinh nguyệt không đều thành nguyên nhân bệnh lý, nguyên nhân sinh lý và thói quen sinh hoạt. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý lại được chia thành:

Bệnh lý phụ khoa

Trong các bệnh lý phụ khoa, phổ biến nhất là hội chứng đa nang buồng trứng. Người bị đa nang buồng trứng có niêm mạc tử cung rất dày, khiến cho kinh nguyệt trở nên bất thường. Ngoài ra, người bị đa nang buồng trứng thì nang trứng cũng phát triển bất thường, trứng không đạt chất lượng khi chín. Điều này ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.

Bên cạnh đó, nhiều căn bệnh phụ khoa khác cũng gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Ví dụ như:

  • U xơ tử cung
  • U nang buồng trứng
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Tắc ống dẫn trứng
  • Viêm buồng trứng

Đây đều là những căn bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở nữ giới. Vì vậy bạn cần thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh.

Bệnh lý tuyến giáp

Suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém… làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên. Hormone các tuyến này tiết ra tác động trực tiếp tới nồng độ estrogen trong cơ thể. Điều này dẫn tới kinh nguyệt không đều ở cơ thể phụ nữ.

Nguyên nhân sinh lý

Kinh nguyệt không đều còn có thể xảy ra theo độ tuổi. Cụ thể là các bé gái tuổi dậy thì, những phụ nữ mang thai và cho con bú, phụ nữ tiền mãn kinh…thường gặp tình trạng này. Điều này là do rối loạn nội tiết tố sinh dục estrogen và progesterone gây ra. Đây là 2 hormone được tiết ra bởi buồng trứng.

Đối với các bé gái tuổi dậy thì, buồng trứng hoạt động chưa ổn định nên nội tiết tố tiết ra thất thường. Điều này dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt thất thường của các bé gái mới lớn. Hiện tượng này sẽ kết thúc sau 1 thời gian (khoảng 2 – 3 năm).

Đối với phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, chức năng buồng trứng suy giảm, nội tiết tố tiết ra cũng bị ảnh hưởng. Do đó chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ độ tuổi này sẽ không đều.

Khi bị kinh nguyệt không đều do nguyên nhân sinh lý thì bạn không cần lo lắng, đây là hiện tượng bình thường của cơ thể.

Do chế độ sống và sinh hoạt

Chế độ sống và sinh hoạt cũng có thể khiến kinh nguyệt của bạn bị rối loạn. Cụ thể như sau:

Uống rượu bia, hút thuốc lá

Chất cồn có trong rượu bia, các chất độc trong thuốc lá khi vào cơ thể sẽ gây tác động xấu đến các quá trình sinh lý. Lúc này chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng, khiến vòng kinh trở nên bất thường.

Tăng giảm cân đột ngột

Cân nặng giảm đột ngột, cơ thể thiếu năng lượng dẫn tới khả năng sản sinh nội tiết tố sinh dục giảm. Bên cạnh đó, tăng cân đột ngột cũng khiến hoạt động của hormone insulin bị ảnh hưởng. Trong cả hai trường hợp này, kinh nguyệt ở nữ giới đều bị tác động và trở nên thất thường.

Ảnh hưởng tâm lý

Căng thẳng stress kéo dài, thiếu ngủ, thức khuya, tinh thần bị thương tổn… đều gây tác động xấu đến cơ thể và chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Yếu tố môi trường

Khi phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại từ môi trường, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ bị ảnh hưởng. Những yếu tố độc hại đó bao gồm các chất hóa học, kim loại nặng, tia hồng ngoại…

Tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc thường ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt gồm:

  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc phá thai
  • Thuốc điều trị tim mạch, tiểu đường

Trong số những thuốc trên, có nhiều thuốc gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh do chứa nội tiết tố sinh dục.

Để cơ thể bị nhiễm lạnh

Việc để cơ thể nhiễm khí lạnh khi đang trong chu kỳ kinh cũng có thể gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Cụ thể khi lạnh, mạch máu co lại nên máu kinh tiết ra giảm, thậm chí có khi tắc kinh.

Ảnh hưởng của kinh nguyệt không đều đến chị em phụ nữ

Kinh nguyệt không đều gây ra rất nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của phụ nữ. Cụ thể là:

Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

Kinh nguyệt không đều là biểu hiện của nhiều loại bệnh phụ khoa. Nếu để lâu không điều trị, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Trường hợp nặng dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

Ngoài ra, việc chu kỳ kinh thất thường cũng khiến chị em không thể xác định đúng ngày trứng rụng. Không tính được ngày kinh, các cặp vợ chồng cũng không thể lên kế hoạch mang thai được.

Ảnh hưởng đến nhan sắc

Kinh nguyệt không đều liên quan đến nồng độ hormone sinh dục nữ mất cân bằng. Lúc này chị em có thể sớm bị lão hóa da, da trở nên kém săn chắc, kém đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn, nám, mụn và sạm đi.

Gây thiếu máu

Những người bị kinh nguyệt không đều do rong kinh, chảy nhiều máu có thể dẫn tới thiếu máu. Lúc này người bệnh có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, suy nhược, mệt mỏi và có thể ngất xỉu…

Ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng

Kinh nguyệt thất thường cũng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục của vợ chồng, làm giảm hứng thú chốn phòng the.

Ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc

Kinh nguyệt không đều khiến chị em lo lắng bất an. Ngoài ra các triệu chứng chóng mặt, đau bụng, mệt mỏi… do mất máu, do hành kinh kéo dài… cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của chị em.

Vì những ảnh hưởng xấu kể trên, bạn nên đến cơ sở y tế điều trị ngay khi có dấu hiệu kinh nguyệt không đều.

Cách chữa trị kinh nguyệt không đều

Tại các cơ sở y tế, việc điều trị kinh nguyệt không đều thường là sử dụng thuốc tây y. Trong đó, nhiều nhất là các loại thuốc bổ sung hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone. Ngoài ra, với trường hợp kinh nguyệt không đều do mắc bệnh phụ khoa, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc hoặc thủ thuật chữa những căn bệnh phụ khoa đó.

Bên cạnh đó, một số cơ sở y tế áp dụng phối hợp thêm thuốc đông y, bên cạnh liệu pháp tây y trong điều trị bệnh. Các thảo dược đông y đem vào sử dụng có những công dụng sau:

  • Cân bằng nội tiết tố
  • Lưu thông khí huyết
  • Ổn định và kích hoạt chức năng buồng trứng
  • Điều hòa nội tiết tuyến thượng thận
  • Làm dịu cơn đau bụng kinh và chứng căng thẳng tiền kinh nguyệt

Từ đó, thuốc đông y có tác dụng hỗ trợ bạn điều trị dứt điểm kinh nguyệt không đều. Để được áp dụng liệu pháp đông tây y kết hợp, bạn có thể đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Đây là địa chỉ chữa các chứng bệnh phụ khoa nói chung và kinh nguyệt không đều nói riêng bằng đông tây y nổi tiếng trên địa bàn Hà Nội.

Ngoài ra tại nhà, bạn cũng đừng quên áp dụng một chế độ sống lành mạnh. Ví dụ như uống đủ nước để ổn định đường huyết, ăn những thực phẩm điều hòa kinh nguyệt, tránh xa chất kích thích và cồn… Bạn cũng cần kiểm soát cân nặng, tránh áp lực từ cuộc sống, tránh stress kéo dài, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể chóng hồi phục.

Trên đây là tổng quan những điều cần biết về chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Bạn hãy thăm khám phụ khoa thường xuyên để đảm bảo những vấn đề bất thường của chu kỳ kinh được phát hiện và điều trị kịp thời.

  |   01/10/2020