Trang chủ » Bệnh phụ khoa » [ Tổng hợp] 10 Cách chữa ngứa vùng kín tại nhà hiệu quả, an toàn

[ Tổng hợp] 10 Cách chữa ngứa vùng kín tại nhà hiệu quả, an toàn

Ngứa vùng kín là nỗi lo lắng của tất cả chị em phụ nữ, ai cũng có thể gặp ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu như bạn đang bị ngứa vùng kín, có thể theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra những cách chữa ngứa vùng kín tại nhà dưới đây nhé.

Nguyên nhân ngứa rát vùng kín 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa rát vùng kín có thể do nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân bên ngoài tác động vào. Ngứa vùng kín rất dễ chữa trị, tuy nhiên, cũng rất dễ tái. Sở dĩ, bệnh này dễ tái phát như vậy là do chị em điều trị không đúng nguyên nhân.

Bị ngứa vùng kín có thể do các nguyên nhân sau:

  • Vùng kín bị ngứa rát do dị ứng hóa chất
  • Bị ngứa rát vùng kín do vệ sinh vùng kín không đúng cách
  • Yếu tố tâm lý – Nguyên nhân vùng kín bị ngứa rát sưng
  • Viêm âm đạo – Nguyên nhân khiến vùng kín bị đau và thấy rát
  • Vùng kín bị ngứa và rát do viêm cổ tử cung
  • Cửa mình bị ngứa do mụn rộp sinh dục
  • Ngứa đau rát vùng kín do mắc bệnh sùi mào gà
Cách chữa ngứa vùng kín tại nhà
Cách chữa ngứa vùng kín tại nhà

Tổng hợp các cách chữa ngứa vùng kín tại nhà hiệu quả, an toàn

Cách chữa ngứa vùng kín tại nhà này thường được áp dụng cho những chị em bị viêm nhiễm nhẹ do vệ sinh không sạch sẽ, hay kích ứng với dung dịch vệ sinh, xà phòng…Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị. Chứ không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Do đó, chị em vẫn cần phải thăm khám để được bác sĩ điều trị.

Dưới đây là một số giải pháp giảm ngứa vùng kín tại nhà:

  1. Chườm đá để giảm ngứa rát bên ngoài vùng kín

Cách giảm ngứa rát bên ngoài vùng kín được nhiều chị em sử dụng đó là chườm đá. Việc chườm đá sẽ giúp các đầu mút thần kinh bị tê lại. Do đó, cơn ngứa ngáy sẽ được giảm đáng kể.

Cách thực hiện như sau:

  • Cho đá vào một tấm vải sạch;
  • Chườm vào vị trí bị ngứa;
  • Chườm khoảng 10 – 30 phút.
  1. Ngâm mình trong bồn tắm ngồi – Giải pháp giảm ngứa vùng kín

Hiện nay, bồn tắm ngồi được bày bán phổ biến ở các hiệu thuốc. Bồn tắm được thiết kế chậu nông, nhỏ. Có tác dụng rửa và giảm viêm nhiễm ở vùng kín.

Cách thực hiện như sau:

  • Cho nước ấm vào chậu, khoảng 2/3 chậu;
  • Cho thêm chút muối hoặc giấm (tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ);
  • Ngâm vùng kín khoảng 10 – 20 phút.
  1. Sử dụng lá trầu không – Cách giảm ngứa vùng kín nhanh nhất

Nếu chị em đang tìm kiếm cách giảm ngứa vùng kín nhanh nhất thì có thể dùng lá trầu không. Trong lá trầu không có nhiều tinh dầu nên sẽ tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm rất tốt.

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch một nắm lá trầu không;
  • Cho lá trầu không đun sôi với nước sạch;
  • Khi nước sôi cho thêm chút muối;
  • Đợi nước ấm dùng vệ sinh vùng kín.
  1. Trị ngứa 2 bên mép vùng kín bằng lá trà xanh

Nếu bị ngứa 2 bên mép vùng kín chị em cũng có thể dùng lá trà xanh để chữa trị. Lá trà xanh có tác dụng kháng khuẩn nên có thể dùng để trị dị ứng, nổi mề đay.

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch lá trà xanh;
  • Đun với nước sạch;
  • Dùng nước lá trà xanh rửa sạch vùng kín.
  1. Cách chữa ngứa vùng kín bằng nước muối

Cách chữa ngứa vùng kín bằng nước muối là gợi ý tiêp theo dành cho chị em. Nước muối được xem là dung dịch có tính sát khuẩn hiệu quả. Nên có thể loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín.

Cách thực hiện như sau:

  • Pha muối và nước sạch theo tỉ lệ 1:1000;
  • Dùng dung dịch nước muối pha loãng rửa hoặc ngâm vùng kín;
  • Thực hiện từ 10 – 15 phút.
  1. Điều trị ngứa âm đạo tại nhà với lá ngải cứu

Ngải cứu có tính mát, kháng viêm, sát khuẩn tốt. Nên chị em có thể dùng để điều trị ngứa âm đạo tại nhà.

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch lá ngải cứu, đun với nước sạch;
  • Lấy nước lá ngải cứu xông vùng kín;
  • Đến khi nước ấm thì lấy để vệ sinh “cô bé”;
  • Thực hiện 3 – 4 lần/tuần.

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì?

Sử dụng thuốc điều trị ngứa rát vùng kín là giải pháp hiệu quả và ít tốn kém. Tuy nhiên, việc dùng thuốc chỉ áp dụng ở mức độ nhẹ. Các tác nhân gây bệnh chưa xâm nhập sâu vào bên trong.

Tùy vào từng nguyên nhân mà sử dụng các loại thuốc phù hợp. Cụ thể:

  • Ngứa vùng kín do viêm âm đạo: Sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc uống để tiêu viêm, giảm ngứa.
  • Ngứa âm đạo do mụn rộp sinh dục, sùi mào gà: Thời gian đầu sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế tác nhân gây bệnh.
  • Ngứa âm đạo do mãn kinh: Sử dụng thuốc bổ sung estrogen, đồng thời chú trọng vệ sinh vùng kín.

Chữa ngứa vùng kín bằng ngoại khoa

Liệu pháp ngoại khoa áp dụng trong tường hợp bệnh nặng. Căn cứ vào từng bệnh lý, mức độ bệnh mà áp dụng kỹ thuật phù hợp.

  • Ngứa âm đạo do sùi mào gà:

Khi sùi mào gà xuất hiện các nốt sùi mọc thành từng mảng với kích thước lớn. Đòi hỏi phải dùng liệu pháp ngoại khoa để can thiệp.

Với bệnh sùi mào gà, hiện nay có nhiều kỹ thuật điều trị như đốt điện, đốt nito lạnh, đốt laser, phương pháp quang động lực học ALA – PDT…

Trong đó, kỹ thuật ALA – PDT được xem là phương pháp hiện đại nhất. Có ưu điểm hiệu quả, hạn chế biến chứng, thời gian thực hiện ngắn.

  • Ngứa vùng kín do ung thư âm hộ:

Trường hợp khối u nhỏ, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng tia laser để đốt cháy khối u. Còn nếu khối u lớn, buộc phải phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Trường hợp nguy hiểm, có thể phải cắt bỏ âm hộ để đảm bảo tính mạng cho người bệnh.

Cách phòng ngừa tái phát ngứa vùng kín hiệu quả tại nhà

Để quá trình điều trị ngứa vùng kín được hiệu quả hơn, ngoài tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ. Chị em cần thực hiện những cách sau để phòng tránh tái phát.

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày. Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy rửa cao.
  • Mặc quần chíp thoáng mát, thấm hút tốt.
  • Kiêng quan hệ trong thời gian điều trị bệnh
  • Chung thủy một bạn tình và nên sử dụng bao cao su để tránh lây các bệnh viêm nhiễm qua đường sinh dục.
  • Bổ sung nhiều trái cây và hạn chế sử dụng rượu, bia, các chất kích thích.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

Trên đây là những cách chữa ngứa vùng kín tại nhà. Tốt nhất, chị em hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời. Tránh để lâu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  |   09/09/2020