Vitamin b12 có tác dụng gì?
Vitamin B12 là gì?
Vitamin B12 hay có tên gọi là cobalamin, đây là một trong 8 loại vitamin đặc biệt giúp duy trì sức khỏe và cân bằng của cơ thể. Mỗi ngày bạn cần cung cấp khoảng 2.4mg vitamin B12 cho cơ thể.
Công dụng của vitamin B12 tránh tình trạng thiếu máu, các bệnh về rối loạn thần kinh, bực bội, lở miệng, các vấn đề liên quan đến dạ dày và hệ tiêu hóa.
Bạn có thể bổ sung vitamin B12 hằng ngày thông qua các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt bò, gà, cừu, cá hồi, cá mòi, sữa chua, trứng, ngũ cốc…
Mặc dù B12 được có nhiều trong thực phẩm, nhưng không phải ai cũng có thể hấp thụ đầy đủ chất này vào cơ thể thông qua thực phẩm.
Nếu không hấp thụ đủ lượng vitamin cho cơ thể, bạn bổ sung vitamin B12 nhân tạo vào cơ thể. Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Ở những bệnh nhân gặp phải các vấn đề sức khỏe như chỉ số rdw tăng cao, do tuổi tác, đột biến gen hay hấp thụ kém. Nhu cầu tiêu thụ B12 cao hơn những người bình thường.
Vitamin b12 có tác dụng gì?
Như đã nói ở trên vitamin B13 có rất nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể, bao gồm sự hình thành tế bào hồng cầu trong máu, sản sinh ra năng lượng, duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh, cụ thể:
Cải thiện tâm trạng
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia cho thấy rằng việc bổ sung vitamin B12, sẽ giúp cải thiện tình trạng căng thẳng và tăng hiệu suất cho công việc hàng ngày.
Bên cạnh đó, b12 còn cải thiện các triệu chứng của bệnh thần kinh như ngứa ran, tê bì chân tay. Đồng thời cài thiện trí nhớ tốt nhất cho các bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ và hay quên.
Giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm
Thường xuyên lo lắng và bồn chồn là biểu hiện của thiếu B12, vì thế bạn nên bổ sung các thực phẩm và vitamin B12 hàng ngày để cải thiện tốt nhất các triệu chứng này.
Tránh rụng tóc
Khi thiếu B12 tóc của bạn nhanh rụng hoặc có chế độ tăng trưởng chậm. Điều này dễ hiểu khi cơ thể bạn không thể đáp ứng đầy đủ lượng vitamin B12 cần thiết cho cơ thể của mình.
Trị loãng xương ở người già
Thông thường khi xương khớp gặp vấn đề bạn sẽ nghĩ ngay đến cơ thể đang thiếu canxi. Nhưng bạn không biết rằng ở độ tuổi mãn kinh, cơ thể luôn cần vitamin B12 để bảo đảm sự chắc khỏe và tính toàn vẹn cho xương khớp của mình.
Ngăn ngừa ung thư
Thiếu vitamin B12 sẽ khiến quá trình bảo vệ các DNA bị gián đoạn. Khi đó các DNA bị gián đoạn và dễ mắc các bệnh ung thư hơn bình thường.
Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Khi nồng độ homocysteine bị rối loạn sẽ làm tăng nguy cơ tim mạch ở người bệnh. Trong khi đó vitamin B12 sẽ giúp cân bằng mức homocysteine trong cơ thể, nhờ đó bạn sẽ giảm được các triệu chứng của các bệnh tim mạch.
Tổng hợp protein cần thiết cho cơ thể
Trong cơ thể mỗi người lượng protein là rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Mặt khác khi vitamin B12 được cung cấp đủ cũng sẽ bảo đảm cho cơ thể nhận được đầy đủ các protein cần thiết mỗi ngày.
Nên bổ sung vitamin B12 từ những nguồn nào?
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia vitamin B12 là chất rất khó hấp thụ. Ngay cả những người khỏe mạnh, khả năng hấp thụ b12 từ thực phẩm cũng chỉ chiếm khoảng 50%.
Các loại thực phẩm cung cấp vitamin B12 nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày bao gồm:
- Thịt và gan bò;
- Thịt gà;
- Cá hồi;
- Cá mòi;
- Cá trích;
- Cá thu;
- Cá ngừ;
- Sữa tươi;
- Thăn bò;
- Cá hồi;
- Sữa chua hữu cơ;
- Thịt cừu.
Nếu bạn gặp vấn đề trong việc tiêu thụ vitamin B12, nên bổ sung bằng các loại b12 nhân tạo. Trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liều lượng và cách sử dụng dựa trên tình trạng sức khỏe của bản thân.
Sử dụng vitamin B12 dạng lỏng bạn nên đo liều lượng cẩn thận bằng các thiết bị đặc biệt, lắc đều chai thuốc trước khi uống. Nếu dùng viên không nên nuốt toàn bộ thuốc, không nên nghiền nát hoặc nhai, bởi nó sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn như khó thở, đau đầu, nóng mặt…
Nếu đang bổ sung vitamin C bạn nên uống trước đó từ 1 giờ đồng hồ. Bởi nếu dùng chung vitamin C sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 vào cơ thể.
Ngoài ra, nếu gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi dùng vitamin b12, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp khắc phục bệnh tốt nhất.
Những ai nên bổ sung vitamin B12 vào cơ thể?
Đối với những người khỏe mạnh không bị thiếu B12, chỉ cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là bạn có thể bảo đảm được lượng vitamin B12 cần thiết cho cơ thể.
Ở trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi thường gặp các vấn đề về hấp thụ loại vitamin này. Vì thế, bạn nên đến gặp bác sĩ để được sử dụng các chất bổ sung khác ngoài thực phẩm.
Mặc dù bổ sung B12 vào cơ thể hàng ngày không gây hại, nhưng nếu bạn bổ sung với liều lượng quá cao sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn khi quá liều như:
- Sốt;
- Sốc phản vệ;
- Rối loạn tiêu hóa;
- Đau đầu;
- Tê bì chân tay;
- Ung thư tuyến tiền liệt;
- Tổn thương thần kinh thị giác ở những bệnh nhân bị bệnh Leber.
- Ngứa ngáy;
- Ban đỏ.
Như vậy, bổ sung vitamin b12 vào cơ thể là việc làm cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển và năng lượng của cơ thể. Vì thế bạn nên thường xuyên bổ sung nguồn B12 bằng thực phẩm và các loại B12 nhân tạo vào cơ thể mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình của mình.