Trang chủ » Bệnh xã hội » Sùi mào gà ở miệng (cuống họng )

Sùi mào gà ở miệng (cuống họng )

Sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm thường mọc ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên bệnh cũng có thể phát triển ở miệng do quan hệ tình dục bằng miệng. Sùi mào gà ở miệng hay cuống họng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư họng. Vì vậy tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là điều rất cần thiết để phòng ngừa những biến chứng của bệnh. Hãy tìm hiểu những thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết.

Sùi mào gà ở miệng là gì?

Sùi mào gà ở miệng hay sùi mào gà ở cuống họng là những u nhú mọc ở họng do virus HPV gây ra. HPV là virus gây u nhú ở người, chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục. Sùi mào gà ở cuống họng rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng hoặc viêm amidan. Đến một giai đoạn nhất định, nó sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của người bệnh. Nghiêm trọng hơn nó có thể gây ra biến chứng ung thư vòm họng, rất nguy hiểm.

Sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà ở miệng

Nguyên nhân gây sùi mào gà ở cuống họng

Sùi mào gà ở miệng hay cuống họng do tác nhân là virus HPV gây ra. Dưới đây là những con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở miệng cổ họng

  • Quan hệ tình dục bằng miệng

Quan hệ tình dục bằng miệng là con đường lây nhiễm chính bệnh sùi mào gà ở miệng. Thông qua việc quan hệ virus HPV sẽ lây từ bộ phận sinh dục sang miệng. Đặc biệt khi miệng có những tổn thương thì virus HPV càng có cơ hội tấn công cao hơn. Do đó những người thích quan hệ tình dục bằng miệng là đối tượng mắc sùi mào gà ở cuống họng.

  • Hôn bạn tình mắc bệnh

Không chỉ việc quan hệ mà ngay cả việc hôn bạn tình mắc sùi mào gà ở miệng cũng sẽ bị lây bệnh. Nguyên nhân là khi hôn, bạn cũng trao đổi nước bọt có chứa virus HPV cho người kia. Vì vậy việc hôn những người khi có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà (như gái mại dâm) sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc sùi mào gà ở miệng.

  • Dùng chung bàn chải đánh răng

Virus HPV có thể tồn tại trong bàn chải đánh răng của người bệnh. Do đó khi sử dụng chung bàn chải với người bệnh, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng hay cổ họng. Tuy nhiên nguyên nhân này hiếm khi xảy ra vì virus HPV không tồn tại được lâu ở môi bên ngoài.

  • Dùng chung đồ dùng cá nhân

Một số đồ dùng cá nhân của người bệnh cũng có thể nhiễm virus HPV như khăn mặt, khăn tắm, chén, đũa, cốc… Vì vậy sử dụng chung những đồ dùng này cũng là con đường lây nhiễm bệnh.

  • Tiếp xúc với mầm bệnh

Việc tiếp xúc với mầm bệnh ở vết thương hở sẽ có nguy cơ rất cao lây virus HPV. Khi bạn bị thương ở tay và bị dính dịch có chứa virus, sau đó đưa lên miệng thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà

Triệu chứng sùi mào gà ở cuống họng

Cũng giống như bệnh sùi mào gà ở các bộ phận khác, virus HPV phát triển ở miệng cũng có thể ủ bệnh từ 2 đến 9 tháng. Trong thời gian này người bệnh không hề có bất kỳ triệu chứng nào. Hết thời gian ủ bệnh, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở miệng vòng họng của người bệnh.

Dưới đây là những triệu chứng sủi mào gà ở miệng cuống họng:

  • Khi bệnh mới khởi phát, ở họng miệng sẽ xuất hiện các nốt u nhú gai. Chúng có hình tròn, dẹt với đường kính khoảng 1 -2mm. Chúng có màu hồng hoặc trắng ban, sờ vòa thấy mềm và ẩm ướt. Ban đầu người bệnh sẽ khó phát hiện vì chúng không gây ra triệu chứng ảnh gì đặc biệt.
  • Theo thời gian các nốt u nhú phát triển lớn và lây lan toàn khoang miệng. Bệnh sùi mào gà sẽ phát triển ở lưỡi, ở lợi, môi hoặc thậm chí cả bên ngoài môi. Các nốt sùi càng lớn sẽ có thể có chứa mủ bên trong.
  • Nếu không được điều trị, các nốt u nhú sẽ dần phát triển và liên kết với nhau thành từng mảng giống như hoa mào gà hoặc súp lơ. Đây chính là lý do căn bệnh này được gọi là sùi mào gà.
  • Khi các nốt sùi phát triển đến một mức độ nhất, chúng rất dễ bị vỡ. Khi bị vỡ, các nốt mụn chảy mủ mùi hôi thối khó chịu đồng, thời gây viêm loét vùng da đó. Mùi hôi từ dịch mủ sùi mào gà có thể giống với mùi thịt thối. Điều này khiến người bệnh rất mất tự tin trong giao tiếp.
  • Nốt sùi vỡ ra còn khiến người bệnh đau đớn khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt. Người bệnh có thể bị chán ăn, mệt mỏi và sút cân.

Sùi mào gà ở miệng có thể lây lan sang cả các cơ quan khác như tay, chân nếu người bệnh không chú ý. Thậm chí bệnh cũng có thể lây sang cả cơ quan sinh dục.

Biến chứng của sùi mào gà ở họng

Sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm và khó điều trị. Hiện nay vẫn chưa có phương thuốc nào có thể tiêu diệt hoàn toàn virus HPV. Các phương pháp điều trị chủ yếu là loại bỏ triệu chứng và ức chế virus phát triển.

Do đó sùi mào gà ở miệng có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như:

  • Ung thư vòm họng:

Nếu người bệnh không chịu đến bệnh viện điều trị thì sùi mào gà ở miệng rất có thể biến chứng thành ung thư vòm họng.

  • Lây nhiễm cho bạn tình:

Người bệnh hôn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng sẽ lây nhiễm sùi mào gà cho bạn tình.

  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày:

Sùi mào gà vỡ gây viêm loét ra khiến người bệnh đau đớn khi ăn uống. Đồng thời mùi hôi thối khiến họ mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống công việc của người bệnh.

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho sùi mào gà ở miệng, ngay khi phát hiện những triệu chứng ban đầu, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Một số thắc mắc về bệnh sùi mào gà ở cuống họng

Dưới đây là một số thắc mắc của người bệnh liên quan đến bệnh sùi mào gà ở miệng, cuống họng:

Sùi mào gà ở họng có đờm không?

Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở miệng có thể có triệu chứng giống với bệnh viêm họng. Do đó người bệnh cũng có nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Một trong số đó là sùi mào gà ở họng có đờm không?

Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho biết bệnh sùi mào gà không gây ra đờn. Tuy nhiên, các nốt sùi vỡ ra và chảy dịch chảy mủ ra bên ngoài. Người bệnh có thể hiểu nhầm đây là đờm do viêm họng hoặc viêm amidan. Do đó khi thấy hiện tượng chảy dịch hay đờm bất thường ở họng bạn nên để ý điều này.

Sùi mào gà ở họng có đau không?

Sùi mào gà ở họng giai đoạn đầu sẽ không gây đau. Nhưng khi mụn sùi to lên vỡ ra và chảy mủ, người bệnh bị đau rát khi ăn uống thậm, chí có cả khi nuốt nước bọt. Khi bệnh phát triển nặng, người bệnh sẽ có hiện tượng ngứa ngáy, đau tê rát vùng vòm họng, kèm theo đó là sốt nhẹ.

Cách chẩn đoán bệnh sùi mào gà ở họng

Khi đi khám bác sĩ sẽ soi họng để phát hiện các dấu hiệu bất thường ở họng và khoang miệng. Nếu thấy có các nốt sùi nhỏ nghi do bệnh sùi mào gà gây ra, bác sĩ sẽ phải xét nghiệm bệnh sùi mào gà.

Có nhiều phương pháp để xét nghiệm bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên bệnh sùi mào gà ở miệng thường áp dụng các phương pháp sau:

  • Xét nghiệm máu: Với phương pháp này bác sĩ chỉ cần lấy máu của người bệnh đi xét nghiệm xem có tồn tại virus HPV hay không. Phương pháp này rất thích hợp cho trường hợp các triệu chứng của bệnh chưa biểu hiện rõ ràng hoặc khó quan sát.
  • Xét nghiệm mẫu vật: Với phương pháp này bác sĩ sinh thiết trực tiếp các nốt mụn trong họng và đem đi xét nghiệm.

Thông thường nếu người bệnh mắc sùi mào gà ở miệng, bác sĩ có thể kiểm tra cả ở bộ phận sinh dục bởi. Vì bệnh có thể lây nhiễm qua bạn tình rồi sau đó lây nhiễm trở lại bộ phận sinh dục của người bệnh.

Các phương pháp điều trị sùi mào gà ở họng

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào tiêu diệt hoàn toàn virus HPV. Tuy nhiên nếu được điều trị sớm, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và ức chế virus này phát triển một cách tối đa. Từ đó có thể ngăn ngừa bệnh tái phát quả.

Phương pháp điều trị sùi mào gà ở miệng (cuống họng) phổ biến hiện nay là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ nốt sùi mào gà: nếu mụn sùi lớn, bác sĩ có thể phải áp dụng phương pháp này.
  • Đốt điện, đốt lạnh, đốt laser: Đây là phương pháp kỹ thuật cao loại bỏ mụn sui nhanh chóng Tuy nhiên có thể khiến gây đau cho người bênh. Vùng điều trị sau đó có thể hình thành sẹo.
  • Áp dụng phương pháp ALA – PDT: Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng quang động học tạo ra phản ứng oxi hóa mạnh để tiêu diệt các virus gây bệnh. Đây được coi là một trong phương pháp hiện đại nhất hiện nay để điều trị sùi mào gà.  Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, không gây đau thời gian điều trị.

Tùy vào tình trạng bệnh của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị thích hợp. Bạn nên chọn các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa trang thiết bị hiện đại để được tư vấn cụ thể.

Biện pháp phòng ngừa sùi mào gà ở họng

Bất cứ ai có quan hệ tình dục không an toàn, nhất là quan hệ bằng đường miệng đều có thể mắc bệnh sùi mào gà ở miệng (cuống họng). Tuy nhiên những phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa tối đa nguy cơ ơ mắc căn bệnh này:

  • Tiêm phòng vắc xin HPV: Hiện nay ở một số cơ sở y tế có dịch vụ tiêm phòng các bệnh HPV để phòng ngừa u nhú sinh dục, trong đó có bệnh sùi mào gà. Bạn có thể tham khảo dịch vụ ở bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Đây là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bao gồm cả sùi mào gà, lậu, giang mai. Sử dụng bao cao su là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tấn công. Ngoài ra thực hiện chế độ một vợ một chồng là biện pháp tối ưu để phòng ngừa tất cả bệnh tình dục.
  • Hạn chế quan hệ bằng miệng khi có những tổn thương hoặc vết loét trong miệng.
  • Vệ sinh và kiểm tra răng miệng thường xuyên. Điều trị triệt để các bệnh ở miệng (Nếu có ví dụ như nhiệt miệng).
  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Trên đây là những thông tin về bệnh sùi mào gà ở miệng cuống họng. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả.

  |   12/10/2020