[Tổng hợp] 10 Cách chữa sùi mào gà tại nhà an toàn, hiệu quả nhất
Chữa sùi mào gà tại nhà như thế nào được rất nhiều người bệnh quan tâm. Vì không ít người cảm thấy mặc cảm, tự ti khi để người khác biết mình mắc bệnh hoa liễu. Hơn nữa chữa trị tại nhà cũng tiết kiệm chi phí hơn. Vậy có những cách chữa sùi mào gà tại nhà nào? Cần lưu ý gì khi điều trị? Nếu bạn cũng đang thắc mắc điều này thì hãy theo dõi những nội dung sau đây nhé!
Thông tin tổng quan về bệnh sùi mào gà
Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh sùi mào gà tại nhà, chúng ta cần hiểu rõ căn bệnh này là gì. Sùi mào gà là một bệnh hoa liễu nguy hiểm. Tác nhân gây bệnh là virus HPV – một loại virus gây u nhú ở người. Sùi mào gà rất dễ lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn. Đó cũng chính là con đường lây nhiễm chính khiến bệnh sùi mào gà ngày càng gia tăng trong cộng đồng.
Bệnh sùi mào gà phát triển nặng khiến người bệnh có nguy cơ mắc viêm nhiễm sinh dục và các bệnh xã hội khác. Trong đó, nguy hiểm nhất là nữ giới có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, nam giới có nguy cơ ung thư dương vật. Cả hai bệnh lý này đều đe dọa đến khả năng sinh sản, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Để giảm thiểu tối đa những tác hại do bệnh sùi mào gà gây ra, người bệnh cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Triệu chứng của bệnh sùi mào gà ban đầu là những nốt u nhú mọc lẻ tẻ ở bộ phận sinh dục. Sau đó, theo thời gian, những nốt u nhú mọc nhiều hơn và tập trung thành từng đám. Chúng có hình hoa lơ hoặc mào gà nên mới được gọi là bệnh sùi mào gà hay mồng gà.
Vì vậy, ngay khi thấy vùng kín nổi mụn, u nhú bất thường, bạn cần nghĩ đến khả năng mình bị sùi mào gà. Từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
[Tổng hợp] 10 Cách chữa bệnh sùi mào gà tại nhà an toàn, nhanh nhất
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà hiện đại. Nhưng vẫn rất nhiều người bệnh quan tâm đến cách chữa sùi mào gà tại nhà. Điều này là do các phương pháp này dễ áp dụng, rất an toàn và tiết kiệm chi phí.
Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc từ các thảo dược thiên nhiên điều trị sùi mào gà hiệu quả. Bạn có thể tham khảo dưới đây:
-
Chữa sùi mào gà tại nhà bằng lá trầu không
Lá trầu không được sử dụng rất phổ biến để điều trị các bệnh viêm nhiễm sinh dục. Đó là nhờ vào khả năng kháng khuẩn và chống viêm của loại cây này. Theo kinh nghiệm dân gian, trầu không còn là một bài thuốc điều trị sùi mào gà hiệu quả.
Cách thực hiện bài thuốc này như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không. Bạn nên chọn lá không quá non cũng không quá già.
- Ngâm lá trầu không với nước muối loãng để loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn.
- Cho trầu không vào cối giã nát.
- Lấy nước cốt trầu không thoa lên vùng bị mụn sùi 4-5 lần/ngày.
Thực hiện liên tiếp một tuần để cảm nhận kết quả.
-
Giấm táo – bài thuốc chữa sùi mào gà hiệu quả
Giấm táo có chứa axit tự nhiên, giúp diệt khuẩn rất tốt. Phụ nữ thường sử dụng giấm táo để trị mụn, giúp cồi mụn nhanh khô và rụng đi. Chính điều này giúp giấm táo phát huy tác dụng làm bào mòn và làm rụng các nốt sùi mào gà. Vì vậy chữa sùi mào gà bằng giấm táo là một bài thuốc rất hiệu quả.
Cách áp dụng giấm táo trong điều trị sùi mào gà như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực sinh dục và vùng nổi mụn sùi.
- Dùng tăm bông nhúng vào dung dịch giấm táo và bôi lên các nốt sùi. Bạn chú ý, chỉ nên thoa giấm táo lên nốt sùi. Không thoa lên vùng da xung quanh vì tính axit của giấm táo có thể gây bào mòn và xót da.
Thực hiện cách trên 2 lần sáng – tối để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.
-
Chữa sùi mào gà bằng khoai tây
Khoai tây thường được biết đến là thực phẩm và một nguyên liệu làm đẹp nhiều hơn là tác dụng chữa bệnh. Chị em thường sử dụng khoai tây để đắp mặt nạ, giúp giảm thâm, làm da mịn màng. Đó là nhờ vào nguồn vitamin dồi dào có trong khoai tây và khả năng kháng khuẩn, điều trị viêm loét, tổn thương da của nó.
Cũng chính nhờ những tác dụng tuyệt vời này, khoai tây cũng được áp dụng để điều trị sùi mào gà.
Cách thực hiện như sau:
Cách 1: Ép nước khoai tây và thoa lên nốt sùi mào gà.
Cách 2: Cắt khoai tây thành những lát mỏng và đắp lên vùng mụn sùi.
-
Trị bệnh sùi mào gà tại nhà bằng tỏi
Từ lâu, tỏi đã được biết đến là có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus. Đây là tác dụng của thành phần allicin với tính kháng khuẩn cao. Do đó, tỏi được dùng để tăng cường sức đề kháng và trị nhiều bệnh. Phổ biến thì sử dụng tỏi để tăng cường miễn dịch chống lại các bệnh cảm lạnh. Ngoài ra, tỏi cũng được sử dụng để điều trị các bệnh sinh dục trong đó có sùi mào gà.
Cách thực hiện như sau:
Cách 1: Ăn nhiều tỏi để tăng cường đề kháng. Để phát huy hiệu quả tốt nhất của tỏi, bạn nên ăn sống. Nhưng chế biến thêm vào các món ăn hàng ngày cũng rất tốt.
Cách 2: Giã nát tỏi và đắp vào vùng mụn sùi hoặc dùng nước ép tỏi để chấm lên nốt mụn. Lưu ý: tỏi có tính nóng có thể gây phồng rộp da, vì vậy bạn chỉ nên dùng 1-2 tép. Sau khi đắp tỏi lên vùng mụn sùi, nếu thấy nóng quá cần bỏ ra ngay.
-
Điều trị sùi mào gà tại nhà bằng tía tô
Cũng giống như tỏi, tía tô cũng là một thuốc dân gian có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus rất tốt. Mọi người thường biết đến tác dụng giải cảm của tía tô. Nhưng ít ai biết rằng, lá tía tô cũng có thể áp dụng để điều trị sùi mào gà.
Cách thực hiện như sau:
- Lá tía tô rửa sạch và ngâm nước muỗi loãng trong 10 phút.
- Giã nát sau đó đắp lên vùng mụn sùi.
- Dùng băng gạc y tế quấn lại.
- Khi lá tía tô khô lại, thì bỏ ra và rửa lại bằng nước sạch.
Áp dụng trong 1 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt nhất.
Ngoài cách trên thì bạn cũng có thể ăn thêm lá tía tô trong bữa ăn để tăng cường sức đề kháng.
-
Sử dụng nha đam để chữa sùi mào gà tại nhà
Trong nha đam hay còn gọi là lô hội có thành phần axit gamma linolenic. Tác dụng của nó là kháng khuẩn và kích thích tái tạo da rất tốt. Loại axit này cũng rất hữu ích trong việc loại bỏ mụn sùi. Vì vậy nha đam cũng là một bài thuốc điều trị sùi mào gà hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
Nha đam, đem gọt vỏ để lấy phần gel bên trong. Chà xát gel này lên nốt sùi sau đó băng lại. Bạn chú ý, khi chà xát lên thao tác nhẹ nhàng tránh khiến sùi mào gà lan rộng hơn.
-
Cách trị sùi mào gà tại nhà với hoa cúc vàng
Hoa cúc vàng là một vị thuốc đông y có tính hàn và ít độc. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm rất hiệu quả. Nhờ điều này, khi uống trà hoa cúc vàng hàng ngày, các nốt sùi mào gà sẽ nhanh khô và rụng đi.
Các thực hiện như sau: Cho hoa cúc vàng vào bình nước sôi và uống như uống trà hàng ngày. Để bài thuốc này phát huy tác dụng, người bệnh phải sử dụng trong một thời gian dài.
-
Chữa sùi mào gà hiệu quả với chiết xuất trà xanh
Nhiều nghiên cứu cho biết, trong chiết xuất trà xanh có chứa chất Sinecatechin có tác dụng làm sạch mụn cóc. Vì vậy đây là một bài thuốc rất hiệu quả để điều trị bệnh sùi mào gà.
Cách thực hiện rất đơn giản: Chỉ cần thoa chiết xuất trà xanh lên nốt mụn sùi là được.
-
Cách chữa sùi mào gà tại nhà với tinh bột nghệ vàng
Nghệ là một thảo dược thiên nhiên với nhiều tác dụng cho sức khỏe. Chất curcumin chính là thành phần quý giá có trong nghệ mang lại điều này. Curcumin có tác dụng kháng viêm, kháng virus, giúp làm lành tổn thương hiệu quả. Nghệ được biết đến nhiều với tác dụng trị sẹo, trị đau dạ dày. Nhưng ít ai biết rằng, nó còn có thể điều trị sùi mào gà.
Cách thực hiện như sau:
Trộn tinh bột nghệ với dầu oliu để dễ đắp lên vùng mụn sùi. Sau đó dùng băng gạc băng lại. Thực hiện 1-2 lần/ một ngày.
Sau khi hỗn hợp khô lại thì rửa sạch bằng nước ấm để tránh nhiễm trùng.
-
Sử dụng tinh dầu tràm trà chữa sùi mào gà tại nhà
Tinh dầu tràm trà cũng được biết đến nhiều với khả năng kháng khuẩn. Nó giúp giảm nhẹ viêm nhiễm và ức chế các loại virus phát triển, trong đó có cả virus gây mụn cóc. Do đó tinh dầu tràm trà cũng được sử dụng để điều trị sùi mào gà.
Cách thực hiện rất đơn giản: Chỉ cần thoa tinh dầu tràm trà lên nốt sùi 1-2 lần/ mỗi ngày.
Những lưu ý khi chữa sùi mào gà tại nhà
Điều trị sùi mào gà tại nhà rất tiện lợi và dễ dàng. Nhưng khi áp dụng các phương pháp này, bạn cũng nên lưu ý những điều sau đây:
- Các cách chữa sùi mào gà tại nhà chủ yếu được truyền miệng trong dân gian. Chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh các phương pháp đó an toàn và hiệu quả.
- Các bài thuốc dân gian điều trị sùi mào gà chỉ có tác dụng hỗ trợ trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Nó không thể điều trị dứt điểm bệnh. Vì vậy sùi mào gà rất dễ tái phát, thậm chí phát triển nặng hơn.
- Các cách chữa sùi mào gà sử dụng thảo dược thiên nhiên nên hiệu quả rất chậm. Người bệnh phải điều trị trong thời gian dài. Và hiệu quả của các phương pháp này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Không phải ai áp dụng các bài thuốc này cũng cho hiệu quả giống nhau.
- Việc áp dụng không đúng cách hoặc lạm dụng các bài thuốc trị sùi mào gà tại nhà có thể khiến viêm nhiễm lan rộng, lở loét da, hoặc bỏng…Khi đó, việc điều trị, sẽ tốn kém thời gian và tiền bạn hơn.
Kết luận:
Trên đây là một số cách chữa sùi mào gà tại nhà với các thảo dược thiên nhiên. Những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo vì chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh. Tốt nhất khi có triệu chứng sùi mào gà, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tư vấn. Khi đó bác sĩ cũng có thể cho bạn biết về các bài thuốc dân gian được áp dụng. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn trong việc điều trị sùi mào gà.