Bị đau bụng dưới là gì? Nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới
Những cơn đau bụng dưới kéo dài gây ra nhiều sự bất tiện cho cuộc sống. Không những vậy, nó còn khiến cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Thậm chí, trong rất nhiều trường hợp, đau bụng dưới có thể là triệu chứng của các bệnh lý tiêu hóa, tiết niệu hay nam khoa, phụ khoa… Việc xác định tình trạng đau bụng dưới là bệnh gì sẽ là cơ sở giúp cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.
Vùng bụng dưới là vị trí hoạt động của cơ quan sinh sản, ruột già, đường tiết niệu và một phần đường ruột… Đây đều là những bộ phận quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Chính vì vậy, bất cứ hiện tượng bất thường nào xảy ra ở khu vực này đều khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, bất an. Và triệu chứng đau tức vùng bụng dưới không phải là ngoại lệ.
1.Bị đau bụng dưới là bệnh gì? Phân loại đau bụng dưới
Có thể nói, đau tức vùng bụng dưới là một triệu chứng phổ biến mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Tuy nhiên, không phải ai bị đau bụng dưới cũng có biểu hiện giống nhau. Có người bị đau bụng dưới bên phải, có người lại bị đau bụng dưới bên trái hay dưới rốn, trên rốn…
Mức độ các cơn đau ở từng trường hợp sẽ khác nhau. Có người chỉ bị đau bụng nhẹ, không quá nghiêm trọng. Nhưng có người lại bị đau bụng dữ dội, kéo dài trong nhiều ngày… làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống.
Theo các chuyên gia y khoa, căn nguyên của những cơn đau bụng dưới thường là do sự thay đổi bất thường của các bộ phận bên trong vùng bụng. Và để xác định được dấu hiệu đau bụng dưới là bệnh gì thì chúng ta cần căn cứ vào thời điểm xảy ra cơn đau, vị trí đau, mức độ cơn đau cùng các triệu chứng đi kèm…
-
Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?
Trong phần lớn các trường hợp, hiện tượng đau bên trái bụng dưới thường bắt nguồn từ các bệnh lý ở tiêu hóa hay tiết niệu như:
- Bệnh viêm đại tràng
Đây là tình trạng vùng niêm mạc đại tràng xuất hiện các ổ tổn thương, viêm loét ở các mức độ khác nhau. Nó khiến cho người bệnh xuất hiện các cơn đau nhói bụng dưới bên trái âm ỉ hoặc quặn thắt. Kèm theo đó là cảm giác buồn đi ngoài, phân lỏng, nát, bụng chướng, ăn uống kém tiêu…
- Viêm túi thừa
Viêm túy thừa cũng là một căn bệnh gây ra tình trạng đau tức bụng bên trái đột ngột. Ngoài ra, khi mắc bệnh lý này, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, sốt, đầy bụng, chảy máu trực tràng…
-
Đau bụng dưới bên phải là bệnh gì?
Hiện tượng đau bụng dưới bên phải âm ỉ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm đại tràng. Nguyên nhân là bởi đại tràng nằm ở vị trí xung quanh rốn nên khi bị viêm. Nó có thể gây đau ở bất cứ điểm nào trên khung đại như: đau bụng trái, đau bụng phải, hay đau vùng bụng dưới rốn.
Bên cạnh đó, tình trạng đau quặn bụng dưới bên phải còn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa. Một căn bệnh khá nguy hiểm bởi nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh.
Thông thường khi bị viêm ruột thừa, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau vùng quanh rốn và lan dần sang cả vùng bụng. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy và sốt nhẹ.
Bệnh cần được phát hiện và xử lý phẫu thuật kịp thời, nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
-
Đau bụng dưới rốn cảnh báo bệnh gì?
Với những trường hợp xuất hiện các cơn đau bụng dưới rốn thì có thể là do các bệnh lý sau gây ra:
- Rối loạn tiêu hóa:
Ăn uống không khoa học, tâm lý căng thẳng, stress kéo dài, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh… là những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Và khi gặp phải bệnh lý này, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau tức ở vùng bụng dưới, bên trái. Kèm theo triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…
- Hội chứng ruột kích thích:
Đây là một rối loạn bệnh lý mãn tính, gây ra tình trạng đau bụng dưới âm ỉ, thất thường. Kèm đó là cảm giác mót rặn, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Viêm bàng quang
Sự tấn công của các loại vi khuẩn vào bàng quang gây viêm nhiễm sẽ gây ra những cơn đau buốt bụng dưới. Ngoài ra, người bệnh còn phải chịu đựng thêm các biểu hiện các như tiểu nhiều, tiểu đau, tiểu không kiểm soát, nước tiểu có mùi hôi hoặc kèm theo máu…
- Sỏi thận
Nam giới khi bị sỏi thận sẽ dễ bị đau tức bụng dưới. Đây là những viên sỏi được lắng đọng từ chất thải có trong nước tiểu và di chuyển sang bàng quang.
-
Đau bụng dưới ở nữ giới
So với nam giới thì nữ giới thường rất dễ gặp phải tình trạng đau bụng dưới. Nguyên nhân đau bụng dưới ở nữ có thể là do tử cung co bóp trong ngày “đèn đỏ”, do rụng trứng, ảnh hưởng của việc đặt vòng tránh thai…
Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe các chị em như:
- Viêm vùng chậu:
Vùng chậu là khu vực bao gồm các cơ quan quan trọng như buồng trứng, tử cung, vòi trứng… Một khi khu vực này bị viêm, nó sẽ gây ra những cơn đau thường xuyên ở bụng dưới. Đặc biệt có rất nhiều chị em bị viêm vùng chậu gặp phải tình trạng đau bụng dưới sau khi quan hệ vài ngày.
Ngoài ra, căn bệnh này còn gây ra các triệu chứng khác như: khí hư ra nhiều bất thường, vùng kín có mùi hôi, rối loạn kinh nguyệt, đau khi quan hệ, xuất huyết âm đạo bất thường…
Nếu không được chữa trị, bệnh lý này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phái nữ.
- U nang buồng trứng:
Trong một chu kỳ kinh nguyệt sẽ có một nang trứng trưởng thành và chín rụng. Tuy nhiên, ở một số người bị u nang buồng trứng thì các nang trứng không thể trưởng thành mà luôn chứa dịch lỏng hay chất rắn, phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng.
Bệnh lý này gây ra tình trạng tức bụng, đau bụng dưới, đau thắt lưng… Kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn, nôn, đi tiểu liên tục, chu kỳ kinh nguyệt bất thường…
- U xơ tử cung:
Đau bụng dưới bên trái ở nữ là bệnh gì? U xơ tử cung là một trong những căn bệnh phổ biến ở những nữ giới từ 30 – 40 tuổi. Mặc dù là bệnh lý lành tính nhưng nếu không điều trị, nó vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.
Đau bụng dưới là một trong những triệu chứng điển hình của u xơ tử cung, nhất là vào kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, người bệnh còn có thêm các triệu chứng khác như rong kinh, rong huyết, sờ thấy các khối u ở vùng bụng dưới…
- Lạc nội mạc tử cung:
Là tình trạng lớp niêm mạc ở bên trong tử cung khi bong tróc khỏi thành tử cung không thoát ra bên ngoài mà đi lạc sang các vị trí khác trong ổ bụng như vòi trứng, buồng trứng… Bệnh lý này có thể gây ra nhiều tổn thương, khiến người bệnh có thể đau nửa đầu, tiêu chảy, buồn nôn, rong kinh hay sau khi quan hệ bị đau bụng dưới,…
-
Đau bụng dưới ở nam giới
Cũng như nữ giới, cánh mày râu cũng rất dễ gặp phải các cơn đau vùng bụng dưới. Tuy nhiên, không có quá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới ở cả bên trái hay bên phải ở nam giới.
Trên thực tế, tình trạng đau bụng dưới ở nam thường bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính đó là do rối loạn tiêu hóa và do bệnh lý.
Trong đó có tời 80% trường hợp bị đau bụng dưới là do các bệnh lý về đại tràng, viêm ruột thừa, viêm đường tiết niệu, sỏi thận hay thoát vị bẹn… gây ra.
Các chứng bệnh này cần được điều trị bằng phác đồ phù hợp. Bởi nó có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các quý ông.
2. Các dấu hiệu thường đi kèm tình trạng đau bụng kinh
Việc nhận biết các dấu hiệu đi kèm với tình trạng đau bụng dưới cũng là yếu tố giúp chúng ta xác định được nguyên nhân của vấn đề này là do đâu hay do bệnh lý nào gây ra.
Bị đau bụng dưới âm ỉ và đau lưng
Đây là những triệu chứng thường gặp ở nữ giới cả trước và trong ngày hành kinh. Tuy nhiên, có một số bệnh lý ở cơ quan sinh sản cũng có thể gây ra hiện tượng đau bụng dưới như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, mang thai ngoài dạ con…
Ngoài ra, biểu hiện đau bụng dưới kèm theo tình trạng đau lưng còn có thể bắt nguồn từ:Nhiễm trùng đường tiết niệu. sỏi thận gây ra đau lưng, đau vùng bụng dưới. Khiến bạn đau buốt khi đi tiểu, sốt,..
Bị đau bụng dưới kèm buồn nôn
Nếu gặp phải đồng thời các dấu hiệu này, bạn có thể nghĩ tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. Cụ thể, khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, bạn rất dễ bị đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, kèm theo chứng đầu hơi, chướng bụng, khó tiêu và buồn nôn…
Ngoài ra, những dấu hiệu này cũng có thể là do căn bệnh viêm ruột thừa. Cơn đau thường khởi phát ở vùng quanh hoặc trên rốn. Sau khoảng từ 2 – 12 giờ, mức độ đau sẽ gia tăng, nhất là khi ho hay thay đổi tư thế. Dần dần nó sẽ lan ra cả vùng bụng. Người bệnh có thể bị buồn nôn/nôn, chán ăn hay tiêu chảy…
Đau bụng dưới và ra máu khi đi đại tiện
Đây là dấu hiệu điển hình của các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm đại tràng. Khi niêm mạc đại tràng bị viêm và xuất hiện các tổn thương sẽ dễ bị chảy máu khi thức ăn cọ sát. Điều này dẫn tới việc đau bụng, đi ngoài có lẫn máu đỏ thâm hoặc máu đen, phân lỏng, nát.
Ngoài ra, một căn bệnh khác cũng có các dấu hiệu đau bụng và đi đại tiện ra máu là bệnh trĩ. Bệnh lý thường bắt nguồn từ chứng táo bón lâu ngày và thường gặp ở những người ngồi nhiều, ít vận động.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ là chảy máu ở hạu môn mỗi lần đi đại tiện kèm đau bụng dưới âm ỉ. Tuy nhiên, khác với bênh viêm đại tràng, ra máu ở bệnh trĩ thường là máu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc thấm vào giấy vệ sinh khi đi đại tiện.
Phụ nữ mang thai bị đau bụng dưới là bệnh gì?
Nữ giới khi mang thai rất dễ gặp phải các cơn đau bụng dưới. Nguyên nhân là bởi trong suốt thai kỳ, bụng của mẹ bầu sẽ trải qua nhiều sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thai nhi.
Đặc biệt, khi bào thai càng lớn, cơ thể người mẹ sẽ càng trở nên nặng nề và mệt mỏi. Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường cảm thấy đau lưng và đau tức bụng dưới do phải nâng đỡ bào thai.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai ở nữ giới có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như:
Mang thai ngoài tử cung
Trong những tháng đầu thai kỳ, nếu gặp phải hiện tượng đau bụng dưới dữ dội, kéo dài, các mẹ bầu cần thận trọng. Bởi đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Trong thời kỳ mang thai, một số mẹ bầu có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh lý này sẽ gây ra tình trạng đau tức vùng bụng dưới kèm theo hiện tượng đau rát khi đi tiểu, tiểu không kiểm soát, nước tiểu có mùi… Nếu không được chữa trị, tình trạng viêm nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ sinh non cho thai phụ.
Nhau bong non
Bánh nhau là một bộ phận vô cùng quan trọng, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai trong bụng mẹ. Khi nhau thai bị bong ra khỏi thành tử cung sẽ khiến tử cung căng cứng và gây đau. Đây là vấn đề vô cùng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời.
Tiền sản giật
Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai và sức khỏe của người mẹ.
Ngoài tình trạng đau tức bụng dưới, thai phụ còn gặp phải các dấu hiệu khác như đau đầu dữ dội, suy giảm thị lực, buôn nôn, nôn, khó thở, tăng cân nhanh đột ngột… Nếu gặp phải các dấu hiệu này, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Lưu ý: Các mẹ bầu cần ghi nhớ, nếu trong thai kỳ bạn bị đau bụng dưới, nhất là những cơn đau dữ dội hoặc có các triệu chứng bất thường đi kèm thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế. Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp các mẹ chẩn đoán được chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và của cả thai nhi.
3. Một số lưu ý khi bị đau bụng dưới bất thường
Các chuyên gia y tế cho biết, tình trạng đau bụng dưới gây ra rất nhiều sự phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. Việc thăm khám dấu hiệu này là cần thiết nếu trong trường hợp bạn bị đau bụng dưới kéo dài hoặc quá nặng nề, kèm theo các triệu chứng bất thường khác.
Tuy nhiên trước đó, để làm giảm các cơn đau, các bạn có thể áp dụng một số cách sau:
– Nghỉ ngơi tại chỗ để tránh cơn đau trở nên nặng nề hơn
– Sử dụng khăn ấm để chườm vào vùng bụng
– Dùng tay massage nhẹ nhàng
– Không nên vận động nhiều, vận động mạnh
…
Khi đi thăm khám tại các cơ sở y tế, để xác định được hiện tượng đau bụng dưới của bạn là do nguyên nhân nào gây ra, có phải là dấu hiệu của bệnh lý không, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp kiểm tra, xét nghiệm cần thiết.
4. Cách điều trị đau bụng dưới hiệu quả
Trong trường hợp bạn bị đau bụng dưới do bệnh lý, tùy vào từng căn bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc đông y… phù hợp để chữa trị và khắc phục các cơn đau bụng dưới hiệu quả.
– Nếu bạn bị đau bụng dưới do viêm nhiễm thông thường hay rối loạn tiêu hóa. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc tiêu viêm, giảm đau… phù hợp. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý dùng để tránh các hậu quả đáng tiếc.
– Với những bệnh lý nguy hiểm như u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm ruột thừa… Người bệnh cần can thiệp các phương pháp ngoại khoa. Để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.
– Với những người bị u xơ tử cung, tùy vào mức độ phát triển của khối u mà bác sĩ sẽ tư vấn có nên loại bỏ hay không.
– Trong trường hợp thai phụ bị đau bụng dưới do mang thai ngoài tử cung. Bắt buộc phải cấp cứu để xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ.
Bên cạnh đó, để việc chữa trị và khắc phục các bệnh lý gây tình trạng đau bụng dưới hiệu quả. Các bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín. Địa chỉ có các bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ cùng là một yếu tố giúp bạn ngăn chặn hiệu quả các bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau bụng dưới.
Đau bụng dưới là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý. Và những căn bệnh này đều ít nhiều có thể gây ra những tác động không tốt cho sức khỏe của bạn. Bởi vậy, khi chẳng may bị đau vùng bụng dưới, bất cứ ai trong chúng ta cũng không nên chủ quan mà nên chủ động đi thăm khám để xác định được nguyên nhân. Từ đó, việc cải thiện vấn đề này mới mang lại hiệu quả và sức khỏe của bạn mới có thể được đảm bảo an toàn.