Trang chủ » Thuốc chữa bệnh » Thuốc ức chế Aromatase

Thuốc ức chế Aromatase

Thuốc ức chế Aromatase là gì?

Thuốc ức chế Aromatase là tên của một nhóm thuốc nội tiết tố có khả năng ức chế men thơm hóa. Qua đó, ngăn ngừa khăng sản xuất Estrogen ở nữ giới.

Hiện tại, có 3 loại thuốc ức chế Aromatase phổ biến thường được sử dụng, bao gồm:

  • Lestrozole (Femara);
  • Anastrozole (Arimidex);
  • Exemestane (Aromasin).

Công dụng của thuốc ức chế Aromatase

Theo nhiều nghiên cứu, nhóm thuốc ức chế Aromatase có thể so sánh được về hiệu quả với Tamoxifen trong việc hỗ trợ điều trị trước phẫu thuật ung thư vú ở nữ giới sau khi mãn kinh.

Cụ thể là các chất ức chế Aromatase làm giảm 40% tỷ lệ tử vong do ung thư vú, trong khi con số này ở những trường hợp sử dụng Tamoxifen chỉ là 30%.

Để đạt được hiệu quả như vậy là nhờ các chất ức chế Aromatase có khả năng ngăn chặn sự lên men của các enzym Aromatase, mà nồng độ Estrogen giảm xuống đáng kể.

Vì thế, các thụ thể của những tế bào ung thư vú sẽ có rất ít Estrogen được gắn vào để nuôi dưỡng cho chúng phát triển. Khối u do ung thư gây ra vì vậy mà có sự thu nhỏ hơn về kích thước.

Tuy nhiên, các thuốc này không thể ngăn chặn hoàn toàn sự sản sinh của Estrogen do buồng trứng.

Vậy nên nhóm thuốc này thường được áp dụng điều trị ung thư vú ở những phụ nữ đã mãn kinh, buồng trứng không còn làm việc để sản sinh Estrogen nữa.

Còn với những phụ nữ trẻ, các bác sĩ có thể chỉ định dùng loại thuốc khác để hiệu quả điều trị được nâng cao hơn.

Ngoài ra, với những trường hợp nam giới mắc chứng Gynecomastia (chứng vú to ở nam giới do sự giảm tiết Androgen và tăng Estrogen), thuốc ức chế Aromatase cũng là liệu pháp điều trị thường được áp dụng.

Tác dụng phụ của thuốc ức chế Aromatase

Không chỉ hiệu quả hơn mà nhóm các thuốc ức chế Aromatase còn có ít tác dụng phụ hơn so với Tamoxifen.

Các dấu hiệu về ung thư tiết niệu hay máu đông chưa được tìm thấy và ghi nhận ở những phụ nữ đã sử dụng các loại thuốc này.

Tuy nhiên, sau nhiều năm dùng thuốc, người bệnh vẫn sẽ có xuất hiện một số tác dụng phụ như:

  • Viêm nhiều khớp cùng lúc.
  • Loãng xương.
  • Khô âm đạo.
  • Cơ thể nóng, đổ nhiều mồ hôi về đêm
  • Đau cơ
  • Một số vấn đề về tim mạch.
  • Tác động tiêu cực đến cảm xúc và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày ở những chị em chữa mãn kinh do sự suy giảm của nồng độ estrogen.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai (nếu đang có thai).

Tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi người mà những tác dụng phụ trên có thể xuất hiện với các mức độ khác nhau.

Lúc này, nên trao đổi thẳng thắn với bác sĩ để chuyển loại thuốc khác có tác dụng điều trị tương ứng mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài ra, chị em nếu đang dùng thuốc tránh thai cũng nên cân nhắc và nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng thuốc ức chế Aromatase.

Tốt hơn cả là nên sử dụng những biện pháp tránh thai khác như bao cao su, đặt vòng…để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn hay làm giảm hiệu quả của thuốc.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc, nhất là các chị em phụ nữ đã có thêm những thông tin cần thiết về thuốc ức chế Aromatase.

Và nếu còn băn khoăn về liều dùng, hãy trực tiếp thăm khám để các bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh để có cách sử dụng phù hợp nhất nhé.

  |   24/01/2019