Cách phá thai dưới 1 tháng tuổi
Thai dưới 1 tháng tuổi có phá được không? Cách phá thai dưới 1 tháng tuổi là gì? Đây là thắc mắc của nhiều chị em nữ mang thai ngoài ý muốn. Thực tế thai 1 tháng tuổi còn khá nhỏ, nên những lo lắng này của chị em rất dễ hiểu. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về điều này này với sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề thừa kế cùng theo dõi nhé.
Thai dưới 1 tháng tuổi có phá được không?
Để biết thai 1 tháng tuổi có phá được không, chúng ta cùng tìm hiểu về thai nhi 1 tháng tuổi. Khi một tháng tuổi, thai nhi chỉ có kích cỡ tương đương một hạt mè, dài khoảng 0,35 đến 0,6 mm. Lúc này thai nhi cũng đã di chuyển đến tử cung để làm tổ tại đây. Tuy nhiên để xác định chính xác thai nhi đã di chuyển đến tử cung chưa thì cần phải siêu âm.
Vì vậy muốn biết thai dưới 1 tháng tuổi có phá được không, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ tư vấn. Nếu thai nhi đã di chuyển vào tử cung thì rất có khả năng sẽ phá được. Và đây cũng là thời điểm phá thai thuận lợi vì thai nhi chưa liên kết chặt chẽ với người mẹ.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào thai nhi dưới tháng tuổi cũng có thể thực hiện phá thai an toàn. Do đó bạn tuyệt đối không tự ý phá thai hoặc phá thai ở những cơ sở không đảm bảo chất lượng. Hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám.
>>>> Hỏi ngay chuyên gia về tình trạng của bạn: TẠI ĐÂY
Cách phá thai dưới 1 tháng tuổi
Nếu thai nhi dưới 1 tháng tuổi đã di chuyển vào tử cung thì có hai phương pháp phá thai là phá thai bằng thuốc hoặc hút thai. Mỗi phương pháp đều có những điều kiện nhất định.
Cụ thể các phương pháp phá thai dưới 1 tháng tuổi là:
-
Phá thai 4 tuần tuổi bằng thuốc
Đây là phương pháp phá thai nội khoa, hạn chế tổn thương cho tử cung. Thai phụ sẽ uống thuốc để làm ngưng sự phát triển của thai nhi và để thai nhi ra ngoài. Điều kiện để thực hiện phương pháp này là:
- Thai nhi đã di chuyển vào tử cung
- Sức khỏe thai phụ hoàn toàn bình thường
- Thai phụ không mắc các bệnh lý sau: Viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý tim mạch, rối loạn đông máu, suy gan thận…
- Thai phụ không dị ứng với thuốc phá thai
Phá thai bằng thuốc rất dễ thực hiện, khiến cho nhiều người nghĩ rằng có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên điều này rất nguy hiểm. Phản ứng của mỗi thai phụ với thuốc phá thai là khác nhau. Do đó bác sĩ cần theo dõi quá trình này để xử lý những biến chứng có thể xảy ra. Tự ý phá thai tại nhà, nếu xảy ra biến chứng sẽ không không xử lý kịp thời. Khi đó, thai phụ sẽ gặp phải những vấn đề rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Vì vậy bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để phá thai tại nhà. Phá thai bằng thuốc phải được thực hiện ở cơ sở y tế chuyên khoa dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Quy trình phá thai bằng thuốc như sau:
Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe thai phụ và siêu âm thai nhi. Việc này giúp bác sĩ xác định thai phụ đủ điều kiện để để thực hiện phá thai bằng thuốc.
Tiếp đó, thai phụ được uống viên thuốc phá thai để tách thai nhi ra khỏi niêm mạc tử cung. Điều này sẽ khiến thai nhi ngừng phát triển. 48 giờ sau, thai phụ sẽ quay lại cơ sở y tế để uống viên thuốc thứ hai. Tác dụng của viên thuốc thứ hai là kích thích tử cung co bóp, đẩy thai nhi ra ngoài.
Sau khi uống viên thuốc thứ nhất, thai phụ chỉ đau bụng lâm râm nhưng sẽ đau nhiều hơn sau khi uống viên thứ hai. Nếu đau bụng nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống ảnh, hãy hỏi bác sĩ về việc uống thuốc giảm đau. Thai phụ cũng bị ra máu âm đạo trong 7 đến 10 ngày, những ngày đầu có cả những cục máu đông.
Phá thai dưới 1 tháng tuổi bằng thuốc có tác dụng phụ gì?
Phá thai dưới 1 tháng tuổi bằng thuốc khá an toàn. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số tác dụng phụ, cũng như biến chứng tiềm ẩn. Đó là:
Dị ứng thuốc phá thai:
Thuốc phá thai có thể gây dị ứng và khiến thai phụ ngứa ngáy, nổi mề đay. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn có thể là khó thở do tụt huyết áp.
Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy:
Vì thuốc phá thai khiến tử cung co bóp rất mạnh, nên cũng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hệ quả là gây ra buồn nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy. Tình trạng này có thể kéo dài một vài ngày ngày, sau đó sẽ thuyên giảm dần.
Đau đầu và chóng mặt:
Thuốc phá thai có tác dụng tương đối mạnh, gây ra cảm giác đau đầu chóng mặt. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên uống rượu, bia, cà phê khiến cho đau đầu chóng mặt nghiêm trọng hơn.
Sốt và ớn lạnh:
Thuốc phá thai kích thích tử cung co bóp mạnh, nên khiến cơ thể sốt và ớn lạnh. Tình trạng này diễn ra khoảng 2 đến 3 ngày, sau đó sẽ tự hết.
Ra máu:
Triệu chứng điển hình sau khi phá thai bằng thuốc là ra máu âm đạo trong 7 đến 10 ngày. Trong những ngày đầu, chị em còn thấy những cục máu đông. Ngoài ra chị em cũng bị đau bụng kinh âm ỉ nhiều ngày. Nếu lượng máu không thuyên giảm ,rất có thể bạn đã bị băng huyết. Khi đó, hãy đến cơ sở y tế ngay để xử lý.
Viêm nhiễm phụ khoa:
Chính vì ra máu nhiều ngày, nên chị em rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Để ngăn ngừa nguy cơ này, bạn hãy vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ. Hãy cố gắng thay băng vệ sinh thường xuyên và kiêng quan hệ tình dục.
Rối loạn nội tiết:
Thuốc phá thai là thuốc có chứa hormone nội tiết với hàm lượng lớn. Vì vậy khi uống thuốc phá thai, chị em có thể bị rối loạn nội tiết trong khoảng 2 đến 3 tháng. Điều này khiến chị em bị chậm kinh trong thời gian đầu sau phá thai. Hãy chăm sóc cơ thể tốt, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để hệ nội tiết sớm điều hòa trở lại.
Phá thai thất bại
Phá thai bằng thuốc cũng có thể thất bại. Nêu phá thai ở cơ sở y tế không đảm bảo chất lượng, bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm thì rất có thể xảy ra biến chứng này. Hoặc nếu tự phá thai tại nhà khi thai nhi chưa di chuyển vào tử cung rất dễ bị thất bị. Biến chứng này rất nguy hiểm vì thai nhi có nguy cơ bị dị tật hoặc phát triển không bình thường.
Ảnh hưởng đến tử cung:
Biến chứng tiềm ẩn của phá thai bằng thuốc là ảnh hưởng đến tử cung. Thuốc phá thai sẽ làm bào mòn tử cung khiến tử cung bị mỏng đi. Điều này khiến chị em khó mang thai sau này.
-
Phá thai dưới 1 tháng tuổi bằng cách hút thai
Cách phá thai dưới 1 tháng tuổi thứ hai chính là hút thai. Phương pháp này cũng được áp dụng để phá thai bằng thuốc gây sót nhau hoặc sót thai. Hiện nay nhiều chị em lựa chọn hút thai hơn so với khi phá thai bằng thuốc. Lý do là vì phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như:
- Chỉ cần thực hiện một lần duy nhất một lần, trong khoảng 15 đến 20 phút
- Không bị ra máu nhiều
- Tỷ lệ phá thai thành công cao và hạn chế biến chứng
Để hút thai, bác sĩ sẽ đưa một ống dẫn vào trong tử cung để hút thai nhi ra ngoài. Bạn có thể yên tâm vì ống hút có chất liệu rất mềm mại, không gây tổn thương đến tử cung.
Hút thai là biện pháp được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế chuyên khoa cả công lập và tư nhân. Tuy nhiên không ít cơ sở kém chất lượng thực hiện hút thai không đảm bảo. Nếu hút thai tại những cơ sở này, chị em rất dễ gặp phải những biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những biến chứng và chị em có thể gặp phải khi hút thai ở những cơ sở không an đảm bảo là:
Băng huyết kéo dài
Ống hút thai quá cứng hoặc bác sĩ không đủ kinh nghiệm có thể gây chảy máu ồ ạt. Tình trạng này còn được gọi là băng huyết. Băng huyết gây mất nhiều máu, khiến chị em mệt mỏi, thậm chí bị choáng nhất và nguy hiểm đến tính mạng.
Sót nhau, sót thai
Hút thai phải được thực hiện dưới sự theo dõi trên màn hình máy tính. Điều này đảm bảo hút thai đúng vị trí của tổ chức thai để không bị sót nhau, sót thai. Nếu trang thiết bị y tế không đảm bảo, thai phụ có nguy cơ bị sót nhau. Tình trạng này không phát hiện và xử lý kịp thời, thai phụ có nguy cơ bị nhiễm trùng tử cung rất lớn.
Viêm nhiễm phụ khoa
Biến chứng rất dễ gặp khi hút thai không đảm bảo là viêm nhiễm phụ khoa. Những tổn thương ở âm đạo tử cung hoặc dụng cụ không được khử trùng sạch sẽ có gây viêm phụ khoa. Trong đó điển hình là viêm âm đạo, viêm tử cung.
Vô sinh
Biến chứng nguy hiểm nhất khi hút thai không an toàn là vô sinh. Vấn đề này xảy ra khi nhiễm trùng ở tử cung không được xử lý kịp thời, gây ra tắc vòi trứng. Định nghĩa này khiến trứng không thể di chuyển đến tử cung để thụ thai. Kết quả là chị em rất khó có thai, thậm chí bị vô sinh.
Để an toàn khi phá thai dưới 1 tháng tuổi
Việc phá thai dưới 1 tháng tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn, nhất là khi thai nhi chưa di chuyển vào tử cung. Vì vậy để phá thai an toàn, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Lựa chọn địa chỉ phá thai uy tín: Phải có bác sĩ chuyên khoa, có trình độ chuyên môn giỏi, các trang thiết bị hiện đại.
- Thai phụ phải đảm bảo sức khỏe bình thường, nếu mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, cần điều trị trước khi tiến hành khám thai
- Kiểm tra phản ứng dị ứng với thuốc phá thai trước khi thực hiện
- Siêu âm thai nhi để đảm bảo thai đã di chuyển vào tử cung
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc phá thai tại nhà
- Chăm sóc và theo dõi sức khỏe sau phá thai để xử lý những biến chứng có thể xảy ra
- Tái khám để chắc chắn đã phá thai thành công
Tóm lại cách phá thai 1 tháng tuổi có hai phương pháp là phá thai bằng thuốc và hút thai. Tùy vào sức khỏe của thai phụ cũng như tình trạng thai nhi mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp. Khi có ý định phá thai, hãy đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn. Hy vọng thông tin trên đã giúp chị em hiểu rõ hơn về cách phá thai 1 tháng tuổi.