Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Tiểu buốt ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị

Tiểu buốt ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị

Tiểu buốt ra máu là một trong những triệu chứng khá phổ biếm và người bệnh nên thận trọng. Bởi đây là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, ngay khi có dấu hiệu người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám để điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng tiểu buốt ra máu. Mời người bệnh cùng bạn đọc theo dõi.

Tiểu buốt ra máu
Tiểu buốt ra máu

Tiểu buốt ra máu là hiện tượng gì?

Tiểu buốt ra máu là tình trạng đau rát khi tiểu tiện, đồng thời có lẫn máu trong nước tiểu.

Cụ thể, nếu tiểu buốt người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu. Tình trạng này sẽ kéo dàitừ khi bắt đầu đi tiểu cho đến khi kết thức. Vị trí đau buốt xuất hiện ở bụng dưới, trong thận, bàng quang hay phía dưới bộ phận tiết niệu.

Còn tiểu ra máu là tình trạng nước tiểu có lẫn máu. Màu sắc nước tiểu lúc này có thể là màu hồng hoặc màu đỏ sẫm.

Theo các bác sĩ, đi tiểu buốt có lẫn máu là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi xuất hiện triệu chứng này.

10 Nguyên nhân tiểu ra máu tiểu buốt thường gặp

Tiểu ra máu kèm tiểu buốt là biểu hiện của những rối loạn trong cơ thể. Chủ yếu là những bệnh lý ở đường tiết niệu hay thận.

Trong đó, những nguyên nhân tiểu ra máu tiểu buốt phải kể đến như:

  1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ở một cơ quan của đường tiết niệu như bàng quang, thận, niệu quả. Trong đó, bàng quang và niệu quả là hai bộ phận dễ bị nhiễm trùng nhất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nhiễm là do sự tấn công của các loại vi khuẩn.

Trong đó, tiểu buốt ra máu là dấu hiệu đặc trưng cho thấy đường tiết niệu bị nhiễm trùng. Ngoài ra, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng khác như:

  • Tiểu rắt, đi tiểu thường xuyên;
  • Đau rát ở niệu đạo;
  • Đau vùng thắt lưng, vùng chậu;
  • Buồn nôn;
  • Ớn lạnh.
  1. Tổn thương thận

Những tổn thương ở thận hay do viêm nhiễm cũng là bệnh lý khiến đi tiểu buốt, tiểu ra máu. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến thận như viêm mạch máu, tiểu đường hay rối loạn cầu thận.

  1. Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận

Nếu bỗng nhiên thấy tiểu buốt, tiểu ra máu thì có thể nghĩ đến nguyên nhân do sỏi thận hoặc sỏi bàng quang.

Nguyên nhân gây sỏi ở thận và bàng quang là do ứ đọng của các chất khoáng có trong nước tiểu. Trong đó, phổ biến nhất là canxi.

Nếu sỏi có kích thước càng lớn thì sẽ gây chèn ép, tắc nghẽn. Nên khi tiểu tiện sẽ bị đau buốt, đồng thời nước tiểu có lẫn máu.

  1. Tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì – Viêm nội mạc tử cung

Tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì? Đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nội mạc tử cung. Không chỉ có triệu chứng tiểu buốt, người bệnh còn gặp một số triệu chứng sau:

  • Tiểu ra máu;
  • Ra khí hư có mùi hôi;
  • Đau bụng dưới rốn;
  • Sốt.

Viêm nội mạc tử cung nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến âm đạo, hệ thống đường tiết niệu.

  1. Viêm niệu đạo mãn tính – Nguyên nhân đi tiểu buốt ra máu hồng ở nữ giới

Viêm niệu đạo mãn tính là một trong những nguyên nhân đi tiểu buốt ra máu hồng ở nữ giới.

Thông thường, khi cơ quan sinh dục ngoài bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn sẽ di chuyển vào niệu đạo và gây viêm nhiễm. Sau đó, vi khuẩn có thể lây lan sang bàng quang, thận, niệu quản.

Lúc này, người bệnh sẽ nhận thấy một số biểu hiện sau:

  • Niệu đạo bị viêm, sưng tấy;
  • Tiết dịch mủ có mùi hôi ở niệu đạo;
  • Tiểu buốt, tiểu rắt;
  • Nước tiểu có lẫn máu;
  • Sốt, ớn lạnh khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng.
  1. Nhiễm trùng âm đạo

Âm đạo bị nhiễm trùng khi lượng vi khuẩn trong âm đạo phát triển quá mức. Lúc này, âm đạo sẽ bị sưng đau, ra nhiều dịch âm đạo có mùi hôi. Ngoài ra, người bệnh sẽ bị đau buốt khi tiểu tiện, nước tiểu có máu.

  1. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những bệnh lý trên thì tình trạng tiểu buốt, tiểu rát còn do tác dụng phụ của một số loại thuốc sau:

  • Thuốc chống đông máu;
  • Thuốc kháng viêm không steroid;
  • Cyclophosphamide;
  • Ifosfamide;
  • Senna…

Hoặc cũng có thể do người bệnh mắc các bệnh lý như:

  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm;
  • Bệnh máu khó đông;
  • Hội chứng alport;
  • Tập thể dục quá sức;
  • Chấn thương ở vùng bụng dưới…

Tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không?

Qua những thông tin trên có thể thấy, tiểu buốt ra máu là biểu hiện của những bệnh ở thận hay bàng quang. Đây đều là những bệnh lý ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của chị em.

Do đó, nếu không có phác đồ điều trị sớm, người bệnh sẽ đối mặt với những biến chứng sau:

  • Gây đau đớn cho bệnh nhân;
  • Người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống, đời sống tình dục;
  • Nếu mất quá nhiều máu có thể gây thiếu máu. Dẫn đến cơ thể mệt mỏi, choáng váng;
  • Giảm chất lượng cuộc sống;
  • Nếu nguyên nhân là viêm bàng quang có thể gây suy thận, viêm bể thận nếu không điều trị đúng cách.
  • Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Vì các bệnh lý ở trên có thể gây viêm nhiễm ngược dòng lên các cơ quan sinh sản.

Tiểu buốt ra máu phải làm sao?

Tiểu buốt ra máu phải làm sao? Ngay khi thấy có dấu hiệu này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và làm một số xét nghiệm. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể.

Theo đó, bên cạnh khám lâm sàng, người bệnh có thể được chỉ định một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Giúp kiểm tra lượng hồng cầu, tình trạng nhiễm trùng và các khoáng chất có trong thận.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Bao gồm siêu âm, cộng hưởng từ, chụp cắt lớp. Nhờ đó, bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát niệu đạo, bàng quang hay thận.
  • Nội soi bàng quang: Kiểm tra những bất thường ở bàng quang và niệu đạo.

Sau khi có kết quả thăm khám, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.

  1. Điều trị bằng thuốc

Điều trị nội khoa được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ. Thuốc được sử dụng trong trường hợp này chủ yếu là thuốc kháng sinh, kháng viêm và thuốc đặc trị. Tùy vào từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp.

Các thuốc điều trị sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng tiểu ra máu, giảm đau. Đồng thời, làm lành các tổn thương, giảm nhanh các triệu chứng.

Lưu ý: Nếu được điều trị bằng thuốc người bệnh nên sử dụng thuốc đúng giờ, đúng thuốc, đủ liệu trình. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

  1. Điều trị ngoại khoa

Với trường hợp bệnh nặng, dùng thuốc không có hiệu quả người bệnh sẽ được điều trị phụ khoa.

Tùy vào từng bệnh lý mà sẽ áp dụng kỹ thuật điều trị phù hợp như:

  • Sử dụng tia sóng ngắn, sóng viba trong điều trị viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu.
  • Phương pháp kích hoạt hệ miễn dịch tự thân trong điều trị bệnh lậu…
  • Hóa trị, xạ trị, phẫu thuật trong điều trị ung thư…

Cách chữa tiểu buốt ra máu tại nhà

Bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng có thể áp dụng cách chữa tiểu buốt ra máu tại nhà dưới đây. Nhằm hỗ trợ điều trị bệnh, rút ngắn thời gian điều trị.

Lưu ý: Những phương pháp sau chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu. Chứ không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Hơn nữa, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời dài để đạt hiệu quả tốt nhất.

  1. Chữa tiểu ra máu bằng đậu đỏ

Đậu đỏ là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Từ lâu, dân gian đã biết tận dụng những công dụng này để chữa tiểu buốt, tiểu ra máu.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị đậu đỏ 30g, quả qua lâu 35g;
  • Sau đó, đem tán bột mịn 2 nguyên liệu trên;
  • Mỗi ngày lấy 2g bột pha với rượu để uống.
  • Sử dụng đều đặn trong 7 ngày.
  1. Hết tiểu buốt ra máu nhờ gừng mật ong

Sự kết hợp giữa gừng và mật ong cũng là bài thuốc hiệu quả trong việc hỗ trợ tiểu ra máu và tiểu buốt.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 8g gừng tươi, 60g mật ong, 20g rễ cỏ tranh;
  • Cho gừng, rễ cỏ tranh vào nồi sắc;
  • Bỏ bã, giữ lại nước, cho thêm mật ong vào và dùng hàng ngày.
  1. Sử dụng rau mồng tơi để chữa tiểu buốt ra máu

Sử dụng rau mồng tơi chữa tiểu buốt, tiểu ra máu rất đơn giản và hiệu quả. Mỗi ngày, người bệnh lấy một ít rau mồng tơi đun sôi với nước. Lấy nước rau uống hàng ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm.

Món ăn cho người tiểu ra máu

Ngoài các bài thuốc bài trên, người bệnh cũng có thể sử dụng một số món ăn sau. Để cải thiện triệu chứng tiểu đau buốt, tiểu ra máu.

  1. Cháo hoa cúc

Nguyên liệu:

  • Hoa cúc tươi 5 bông;
  • Thịt lợn nạc 50g;
  • Mộc nhĩ 50g;
  • Gạo nếp 100g;
  • Muối, bột ngọt vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Hoa cúc, thịt lợn, mộc nhĩ rửa sạch, sau đó cắt nhỏ;
  • Gạo nếp đãi sạch;
  • Cho gạo nếp vào nồi đun sôi với 1 lít nước.
  • Khi gạo nở thì cho thịt lợn và rau cúc, mộc nhĩ vào;
  • Cuối cùng, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
  • Mỗi ngày sử dụng 2 lần.
  1. Cháo rễ cỏ tranh trắng

Nguyên liệu:

  • Rễ cỏ tranh trắng 250g;
  • Gạo 50g;
  • Đường phèn vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Rễ cỏ tranh đem rửa sạch, bỏ rễ;
  • Sau đó, cho rễ cỏ tranh vào nồi đun sôi với 300ml. Đun đến khi còn 200ml thì tắt bếp;
  • Bỏ bã lấy nước;
  • Cho gạo, đường phèn vào nước rễ cỏ tranh đun nhỏ lửa nấu thành cháo loãng;
  • Mỗi ngày sử dụng 2 lần, ăn khi còn nóng.
  1. Canh rau muống

Nguyên liệu:

  • Rau muống 500g;
  • Mật ong 50g.

Cách thực hiện như sau:

  • Rau muốn rửa sạch, thái nhỏ
  • Cho rau muống vào nồi, đun sôi với 800ml;
  • Khi rau chín, chắt lấy nước;
  • Cho nước rau muống lên bếp đun tiếp, đun đến khi cô lại;
  • Cuối cùng, cho thêm mật ong vào rồi tắt bếp.
  • Mỗi ngày uống 2 lần.

Phòng đi tiểu buốt ra máu

Phần cuối bài viết là một số lưu ý giúp phòng tránh chứng tiểu buốt ra máu. Cụ thể:

  • Nên uống nhiều nước, tốt nhất là từ 2 – 3 lít/ngày.
  • Bổ sung nhiều rau, hoa quả vào chế độ ăn hàng ngày. Giúp đào thải các chất độc và vi khuẩn có hại ra ngoài.
  • Tuyệt đối không nhịn tiểu. Vì thói quen nhịn tiểu có thể gây ứ đọng các chất độc hại. Từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh sỏi thận, viêm bàng quang…Trước và sau khi quan hệ nên đi tiểu tiện. Đồng thời, vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu thấm hút tốt.
  • Tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng cho bản thân.
  • Hạn chế ngồi xe đạp, xe máy quá lâu. Hoặc các trò chơi mạo hiểm có thể gây tổn thương niệu đạo.

Vừa rồi là những giải đáp về nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu và cách điều trị hiệu quả. Triệu chứng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của chị em. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám để được hỗ trợ kịp thời.

  |   21/09/2020