Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & cách chữa

Đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & cách chữa

Đau bụng kinh ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người phụ nữ, gây đau đớn, khó chịu, cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Chúng ta sẽ tìm hiểu về đau bụng kinh để chị em có cách đối phó lại những cơn đau bằng những thông tin dưới đây.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là hiện tưởng sinh lý xảy ra mỗi khi kỳ nguyệt san sắp đến gần, thường bắt đầu trước kỳ kinh 1 tuần và kéo dài 2-3 ngày trong kỳ nguyệt san.

Là sự co bóp của tử cung trong kỳ kinh nguyệt, được hình thành do quá trình giải phóng hormone Prostagladin trong cơ thể. Đau bụng kinh thường xảy ra ở vùng bụng dưới và thắt lưng nữ giới, có người chỉ là triệu chứng nhẹ, nhưng có người lại cơn đau dữ dội, choáng ngất rất nguy hiểm.

Đau bụng kinh là gì
Đau bụng kinh là gì

Nguyên nhân đau bụng kinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng kinh ở nữ giới như:

  • Tâm lý:

Nhiều chị em quá nhạy cảm với những cơn đau, mặc dù có triệu chứng đau nhẹ nhưng vẫn cảm thấy đau đớn, khó chịu, điều này dẫn đến đau bụng kinh trở thành “cơn ác mộng” của mỗi người.

  • Di truyền:

Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, con gái có người mẹ đau bụng kinh sẽ có nguy cơ đau bụng cao hơn nhiều lần so với bình thường.

  • Giải phóng quá nhiều hormone Prostagladin:

Chất Prostagladin E2 làm co thắt cơ tử cung, theo nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng Prostagladin trong máu của người đau bụng kinh cao hơn bình thường.

  • Cấu tạo cơ địa:

Mỗi cơ thể phụ nữ có cấu tạo cơ địa khác nhau, thành niêm mạc tử cung dày dẫn đến kinh nguyệt nhiều, tử cung phải hoạt động và co bóp mạnh gây ra cơn đau đớn.

  • Tĩnh mạch và động mạch tại cơ quan sinh dục chị em hoạt động không ổn định

dẫn đến lưu thông máu bị tắc nghẽn, gây tắc kinh, bế kinh tạo ra sự dồn ứ cục bộ, tĩnh mạch bị phình to gây đau đớn.

  • Chị em mắc một số bệnh phụ khoa

như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung…dẫn đến kinh nguyệt dồn xuống không có lối thoát, cọ sát với các tổn thương viêm nhiễm gây đau đớn.

Dấu hiệu đau bụng kinh?

Một số dấu hiệu đau bụng kinh thường gặp ở chị em như sau:

  • Cơn đau thường diễn ra trước chu kỳ kinh khoảng 1 tuần hoặc trong những ngày đầu hành kinh.
  • Chị em thường có cảm giác đau ở bụng dưới, rốn, có thể lan xuống đùi, háng bẹn, xương mu và cột sống.
  • Tùy vào cơ địa mỗi người mà mức độ đau khác nhau, có người đau nhói nhẹ, nhưng cũng có người cơn đau dữ dội, dẫn đến choáng ngất.
  • Ngoài ra, còn xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như ngực căng tức, nổi nhiều mụn, buồn nôn, tiêu chảy, tính khí thất thường…

Điều trị đau bụng kinh như thế nào?

  • Dùng thuốc:

Các loại thuốc không steroid chống viêm như Ibuprofen (Advil,Motrin…) và Naproxen (Aleve) với liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về tự chữa có thể gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, một số tác dụng phụ không mong muốn.

  • Thuốc tránh thai:

Chứa hormone ngăn chặn sự rụng trứng và giảm cơn đau bụng kinh, một số loại thuốc dùng dạng tiêm, dán trên da hoặc chèn trong âm đạo.

  • Phẫu thuật:

Đau bụng kinh có thể là dấu hiệu cảnh bảo cơ thể gặp các bệnh phụ khoa nguy hiểm, có thể phẫu thuật để tiêu diệt nguồn bệnh, qua đó cải thiện hiệu quả triệu chứng đau bụng.

  • Châm cứu:

Đến các cơ sở châm cứu uy tín để có thể giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.

  • Điện kích thích thần kinh qua da:

Nhằm làm tăng ngưỡng cho các tín hiệu đau và kích thích sự phát hành của edorphins cơ thể với thuốc giảm đau tự nhiên.

  • Bên cạnh đó, chị em cần có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch chống lại các vi khuẩn, virut gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Mẹo làm giảm đau bụng kinh

Dưới đây là một số mẹo vặt dân gian làm giảm đau bụng kinh mà chị em có thể áp dụng tại nhà khi xảy ra các cơn đau:

  • Chườm nóng bụng dưới: Cho nước nóng vào túi chườm và đặt lên bụng dưới, sức nóng sẽ làm giãn các nhóm cơ co bóp, tuần hoàn được lưu thông, làm giảm các cơn đau. Chú ý là nhiệt độ đủ nóng, tránh làm bỏng.
  • Tắm nước ấm: Cơ đau sẽ dịu đi nếu tắm trong nước ấm trong khoảng 10 phút, không tắm hoặc ngâm người quá lâu trong nước vào những ngày kinh vì dễ bị ốm.
  • Massage với tinh dầu hoặc dầu nóng: Chỉ cần những thao tác nhẹ tay kết hợp với tinh dầu khiến cơ thể được thả lỏng, cơn đau dịu đi.
  • Đắp gừng tươi: Gừng thái lát hoặc giã nát rồi đắp vào phần bụn dưới, đây cũng là cách làm ấm bụng để giảm cơn đau.
  • Nghỉ ngơi: Trong kỳ kinh nguyệt, chị em nên để cơ thể nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng, thư giãn, tránh các hoạt động mạnh.
  • Không ăn quá nhiều: Nên chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn nhiều một lúc gây đầy bụng, không ăn đồ tanh, lạnh.
  • Ngoài ra còn có một số vị thuốc Đông y như ngải cứu, ích mẫu…có thể sắc thành nước để uống.

Ăn gì để giảm đau bụng kinh hiệu quả

  • Sữa chua: Theo nhiều nghiên cứu, ăn 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày tương đường 120-240 gram canxi, từ đó sẽ giúp giảm 30% các cơn đau bụng kinh.
  • Hàu: Là loại hải sản giàu chất sắt và omega-3, là 2 dưỡng chất rất tốt cho chị em trong thời gian hành kinh. Khi 100g hàu tương đương 100mg omega-3, sẽ giúp giảm co bóp tử cung, từ đó giúp giảm đau hiệu quả.
  • Bơ: Một trong những thực phẩm giảm đau bụng kinh hiệu quả là quả bơ, đây là loại quả cũng giàu omega-3 không kém hàu. Ăn nửa quả bơ mỗi ngày sẽ cung cấp đủ lượng omega-3 cần thiết để vượt qua cơn đau bụng kinh.
  • Chuối: Trong chuối chứa nhiều vitamin B6, kali, có tác dụng giữ nước và chống co thắt tử cung, giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Chị em nên ăn nhiều chuối, hoặc trộn với sữa chua để trở thành món ăn đẹp da,tốt cho chu kỳ kinh nguyệt.
  • Hạt hướng dương: Đôi khi chị em “gặm nhấm” hạt hướng dương trong ngày kinh cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Hạt hướng dương được xem là một trong những thực phẩm giảm đau bụng kinh hiệu quả hàng đầu với nhiều khoáng chất chống co thắt như kẽm, magie…
  • Gừng: Gừng là một gia vị phổ biến trong chế biến món ăn hàng ngày,cũng là phương thức chữa đau bụng kinh hiệu quả. Chị em có thể bổ sung gừng tươi trong các món ăn hoặc cho vài lát gừng vào cốc nước nóng uống cũng sẽ làm dịu các cơn đau.

Lưu ý khi bị đau bụng trong ngày kinh nguyệt 

  • Khi trải qua những cơn đau, chị em nên sử dụng các mẹo vặt để giảm cơn đau.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trong thời gian kinh nguyệt bằng cách thay băng vệ sinh 4-6 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng nước ấm để vệ sinh vừa sạch sẽ vừa làm giảm cơn đau, tuyệt đối không dùng nước lạnh hoặc các dung dịch vệ sinh chứa nhiều hóa chất có thể khiến cơn đau trở nên trầm trọng.
  • Tập thể dục thể thao: Các vận động nhẹ giúp mạch máu lưu thông dễ dàng, làm giảm cơn đau hiệu quả. Đặc biệt, bài tập Yoga là một trong những phương pháp tập luyện điều trị hiệu quả đau bụng kinh.
  • Đặc biệt, khi trải qua những cơn đau bụng dữ dội, khó chịu thì chị em nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra, chuẩn đoán, có thể đây là dấu hiệu của bênh phụ khoa như viêm tuyến tiền liệt, viêm cổ tử cung…

Trên đây là chia sẻ về bệnh đau bụng kinh ở nữ giới, Hy vọng sẽ giúp chị em nắm được thông tin cần thiết để chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt.

  |   18/09/2020