Trang chủ » Chưa được phân loại » Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là gì ?

Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là gì ?

Còn nếu chưa, hãy theo dõi bài viết dưới đây để bảo vệ cơ thể tránh khỏi những căn bệnh nguy hiểm trên nhé.

Streptococcus pneumoniae là gì?

Streptococcus pneumoniae ( S Pneumoniae ) hay vi khuẩn phế cầu đây là thủ phạm gây ra các bệnh :

  • bệnh viêm phổi
  • viêm màng não mủ
  • nhiễm khuẩn huyết
  • nhiễm trùng huyết
  • viêm tai giữa
  • Viêm xoang
  • Viêm khớp nhiễm trùng
  • Viêm tủy xương
  • Viêm nội mạc
  • Viêm phúc mạc

Trong đó, viêm phổi, viêm màng phổi là những căn bệnh phổ biến thường gặp nhất.

S pneumoniae là một rệp son ( coccus ) gram âm. Thuật ngữ phế cầu khuẩn được sử dụng rộng rãi vào cuối những năm 1880, khi nó được công nhận là nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm phổi.

Theo thống kê trên toàn thế giới vào năm 2000 có tới 14,5 triệu đợt bệnh nhân của bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi, cũng trong số đó đã có 800.000 ca tử vong (bằng 11% tổng số ca tử vong ở nhóm tuổi này).

Triệu chứng viêm phổi do mắc vi khuẩn phế cấu là gì

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đa số những trường hợp bị viêm phổi do vi khuẩn phế cầu đều có sức đề kháng yếu, nghiện rượu, suy dinh dưỡng… Và khi ở điều kiện thuận lợi, loại vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh và gây bệnh với những triệu chứng sau:

  • Ho, ho có đờm.
  • Sốt
  • Đau ngực kiểu màng phổi.
  • Nôn và buồn nôn thường xuyên.
  • Đột ngột rét run và ho có lẫn máu.
  • Tim đập nhanh.
  • Cơ thể mệt mỏi.

Có thể thấy rằng, các triệu chứng do phế cầu khuẩn gây ra tuy nhiều, nhưng cũng không thật sự điển hình để giúp phân biệt những trường hợp viêm phổi do phế cầu khuẩn với viêm phổi do virus.

Tuy nhiên, có thể căn cứ vào mức độ tiến triển khi viêm phổi do virus thường có những biểu hiện không rõ ràng và chậm hơn.

Điều trị Streptococcus pneumoniae thế nào ?

Thông thường, đối với những trường hợp viêm phổi phế cầu khuẩn, các bác sĩ thường sẽ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc kháng sinh như:

Tuy nhiên, cần sử dụng chính xác theo những gì bác sĩ đã hướng dẫn để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Tuyệt đối không dùng quá liệu hoặc tự ý dừng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Bên cạnh đó trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân không được phép sử dụng các chất kích thích hay hút thuốc lá mà cần bổ sung thêm nước cho cơ thể và ngủ đủ giấc. Và nếu tình hình không được cải thiện sau khoảng 3 ngày dùng thuốc, hãy quay trở lại tìm gặp các bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp hơn.

Phòng ngừa ra sao?

Theo các chuyên gia, vì viêm phổi do vi khuẩn phế cầu có thể gặp ở bất cứ ai, nên cả người và trẻ em đều nên tiêm vắc xin để ngăn ngừa bệnh. Việc làm này có thể mang tới hiệu quả đạt 85% trong vòng 5 năm ở những người lớn dưới 55 tuổi.

Trường hợp với trẻ em, nên thực hiện tiêm từ khi còn nhỏ ở các đợt tiêm định kỳ. Và với những đối tượng trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao như đã cắt lá lách, tiểu đường, nghiện rượu, xơ gan, hút thuốc là…thì nên tiêm đủ 2 chủng vác xin để phòng bệnh.

Ngoài ra, để phòng bệnh, không nên tiếp xúc trức tiếp với những người đang bị cúm, cảm lạnh, thủy đậu hay sởi…; thường xuyên rửa tay để tránh sự lây nhiễm của vi khuẩn phế cầu.

Với những thông tin trên, tin rằng bạn đọc đã có đáp án cho câu hỏi Streptococcus pneumoniae là gì. Hy vọng điều này sẽ giúp mỗi người tự bảo vệ bản thân mình tốt hơn trước những căn bệnh mà loại vi khuẩn này gây ra.

  |   18/12/2018