Trang chủ » Chưa được phân loại » Narcolepsy là gì?

Narcolepsy là gì?

Tìm hiểu về chứng ngủ rũ narcolepsy là gì?

Narcolepsy hay còn có tên gọi là chúng ngủ rũ, đây là những rối loạn giấc ngủ mãn tính. Biểu hiện ban đầu của bệnh này là buồn ngủ quá mức vào ban ngày và không thể cải thiện bằng bất cứ biện pháp nào.

Ở một số bệnh nhân chứng ngủ rũ sẽ đi kèm với việc mất trương lực và chỉ được kích hoạt khi có cảm xúc mạnh. Narcolepsy được chia làm 2 dạng như sau:

  • Chứng ngủ rũ loại 1;
  • Chứng ngủ rũ loại 2.

Hiện tại chứng ngủ rũ không có cách chữa dứt điểm, bệnh nhân sẽ cải thiện tình trạng sức khỏe của mình bằng cách dùng thuốc làm giảm các triệu chứng và thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học nhất.

5 dấu hiệu nhận biết chứng ngủ rũ narcolepsy là gì 

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng ngủ rũ có thể xấu đi trong vài năm đầu và sau đó tiếp tục suốt đời. Chúng bao gồm:

Buồn ngủ vào ban ngày quá thường xuyên

Những người mắc chứng narcolepsy sẽ có biểu hiện ngủ không báo trước khi nói chuyện, học tập, làm việc, thậm chí khi đang lái xe. Đôi khi, bạn bất chợt tỉnh dậy, nhưng lại cảm thấy buồn ngủ ngay sau đó.

Với triệu chứng thường xuyên buồn ngủ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự tập trung và tinh thần của người bệnh trong quá trình làm việc, sinh hoạt.

Đột ngột mất trương lực cơ

Đột ngột mất tập trung hay còn gọi là cataplexy, nếu gặp phải vấn đề này người bệnh sẽ có dấu hiệu nói chậm, yếu cơ. Khi bị Cataplexy là người bệnh sẽ không thể kiểm soát được cảm giác của bản thân. Chẳng hạn khi bạn cười đầu hoặc đầu gối sẽ mất kiểm soát nghiêm trọng.

Một người mắc chứng ủ rũ có thể bị narcolepsy vài lần trong một năm. Nhưng đôi khi bạn sẽ gặp chúng nhiều lần mỗi ngày.

Bóng đè

Khi mắc chứng narcolepsy, hầu hết bạn sẽ không có khả năng di chuyển, nói chuyện mỗi khi thức dậy hay đi ngủ. Tình trạng này thường ngắn trong vài giây hay vài phút, đôi khi nó cũng đáng trở nên đáng sợ và bạn không thể kiểm soát được các vấn đề mà mình gặp phải.

Ngủ mơ (REM)

Giấc ngủ REM hay còn gọi là ngủ mơ, nó sẽ chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ của bạn. Nếu bạn thức dậy ở giai đoạn này bạn sẽ nhớ được những giấc mơ, những câu chuyện đã trải qua trong giai đoạn này.

Khi chuyển sang cuối giai đoạn bạn sẽ thức giấc trong vài phút và lặp lại trong suốt quá trình ngủ của bạn.

Ảo giác

Ảo giác hay còn gọi là thôi miên nếu bạn thức dậy, chẳng hạn bạn luôn có cảm giác ai đó đang trong phòng ngủ của bạn. Đôi khi những ảo giác này sẽ làm bạn khó ngủ và sợ hãi như khi bạn đang đối diện với tình trạng này trong thực tế.

Phương pháp điều trị narcolepsy phổ biến hiện nay

Như đã nói ở trên chứng ngủ rũ sẽ không có thuốc điều trị dứt điểm. Nhưng người bệnh có thể khắc phục tình trạng bằng việc thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày và sử dụng một số loại thuốc làm giảm bớt các triệu chứng như:

Điều trị narcolepsy bằng thuốc

Modafinil giúp loại bỏ cảm giác buồn ngủ vào ban ngày, ít tác dụng phụ và không gây nghiện.

Chất kích thích giống như amphetamine như thuốc adderall, methylphenidate… Trước khi dùng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Thuốc chống trầm cảm tricyclics, serotonin và noradrenergic có tác dụng kiểm soát tốt tình trạng cataplexy ở nhiều bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ.

Natri oxybate là thuốc an thần mạnh được sử dụng cho bệnh nhân mắc chứng cataplexy và buồn ngủ nhiều vào ban ngày.

Thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học

Không chỉ khắc phục chứng narcolepsy bằng thuốc, mà bệnh nhân được khuyến cáo khắc phục bệnh bằng cách thay đổi lối sống khoa học, cụ thể:

Tập thói quen ngủ trưa để bảo đảm tỉnh táo khi bắt đầu công việc buổi chiều.

Duy trì thời gian ngủ trưa đều đặn vào một khung giờ mỗi ngày.

Trước khi ngủ không sử dụng chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá.

Không ăn nhiều đồ ăn trước khi ngủ sẽ gây khó chịu và hại dạ dày.

Thư giãn, thoải mái đầu óc sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích về chứng narcolepsy trên đây, sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nếu có dấu hiệu ngủ nhiều quá mức, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm được biện pháp khắc phục tốt nhất.

  |   27/02/2019