Trang chủ » Chưa được phân loại » Bạn biết gì về phân tích tế bào máu

Bạn biết gì về phân tích tế bào máu

Phân tích tế bào máu là gì?

Phân tích tế bào máu là công cụ đánh giá sức khỏe tổng quát của một cá nhân. Thông qua các xét nghiệm máu cơ bản sẽ đánh giá được tình hình sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, hệ miễn dịch và các phản ứng của cơ thể người bệnh.

Thực hiện xét nghiệm phân tích tế bào máu sẽ được tiến hành kiểm tra số lượng tế bào hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu trong cơ thể.

Với kỹ thuật này cho phép chẩn đoán trên các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, bầm tím cùng nhiều rối loạn khác bên trong cơ thể.

Xét nghiệm phân tích tế bào máu bao gồm những gì?

Thông thường, khi thực hiện các phân tích tế bào máu, các bác sĩ sẽ sử thực hiện rất nhiều xét nghiệm quan trọng như:

  • Số lượng các tế bào bạch cầu;
  • Độ phân bố hồng cầu (xét nghiệm rdw);
  • Xét nghiệm đếm số lượng tế bào hồng cầu (RBC);
  • Xét nghiệm Hematocrit (HCT);
  • Hemoglobin (Hb);
  • Các chỉ số tế bào hồng cầu;
  • Đếm tiểu cầu trong cơ thể.

Xét nghiệm phân tích máu được thực hiện khi nào?

Xét nghiệm phân tích máu được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

  • Kiểm tra thiếu máu;
  • Tìm nguyên nhân gây ra triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sút cân nghiêm trọng;
  • Lượng máu mất đi do tổn thương;
  • Chẩn đoán các bệnh về máu;
  • Kiểm tra xem người bệnh có bị nhiễm trùng;
  • Chẩn đoán bệnh nhân đa hồng cầu;
  • Kiểm tra cơ thể có phản ứng với thuốc hay các phương pháp điều trị hay không;
  • Kiểm tra số lượng tế bào máu trong cơ thể;
  • Sàng lọc trước khi tiến hành phẫu thuật;
  • Kiểm tra số lượng tế bào và tìm ra các bệnh lý liên quan đến tình trạng này.

Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm phân tích máu

Trong quá trình thực hiện xét nghiệm sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả. Vì thế, trước khi thực hiện bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc mà mình đang sử dụng bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn.

Nếu nồng độ chất béo (triglyxerit) quá cao sẽ ảnh hưởng đến giá trị của hemoglobin cao.

Nếu lách của bạn lớn hơn bình thường mức tiểu cầu sẽ thấp, đôi khi nó cũng là biểu hiện của một số bệnh ung thư.

Phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng đến chỉ số tế bào hồng cầu thấp hơn mức bình thường.

Quy trình thực hiện xét nghiệm phân tích tế bào máu

Khi xét nghiệm phân tích tế bào máu, các bác sĩ sẽ quấn băng xung quanh cánh tay của bạn để ngăn chặn máu chảy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy máu.

Sát trùng nơi lấy máu bằng alcohol và tiến hành đâm kim vào vùng da này. Đôi khi bạn sẽ phải lấy máu lại nhiều lần.

Sau khi đã lấy đủ số lượng máu, bạn sẽ được đặt một miếng gạc để cầm máu.

Đồng thời, số lượng máu trong cơ thể sẽ được chuyển vào máy để tiến hành phân tích và cho ra kết quả.

Như vậy, quá trình thực hiện xét nghiệm phân tích máu khá đơn giản, bạn sẽ cảm thấy hơi đau khi lấy máu.

Những vết này sẽ hơi bầm tím, sưng đỏ, chỉ cần dùng gạc ấm để vào vết tiêm thường xuyên trong vài ngày là khắc phục được tình trạng này.

Ý nghĩa của các chỉ số phân tích máu

Số lượng các tế bào bạch cầu

Trên thực tế, các tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng chống lại nhiễm trùng.

Nếu bạn bị nhiễm trùng các tế bào bạch cầu sẽ làm nhiệm vụ chống lại vi khuẩn gây hại.

Ở những người mắc bệnh nhiễm trùng sẽ có số lượng bạch cầu tăng lên nhanh chóng, điều này giúp chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh đang gia tăng với số lượng lớn trong cơ thể.

Độ phân bố hồng cầu (xét nghiệm rdw)

Độ phân bố hồng cầu thường được chỉ định sử dụng xét nghiệm rdw để đưa ra kết quả chính xác nhất.

Khi chỉ số RDW bình thường mà MCV cao – > Bạch cầu.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chỉ số MCV tăng nhưng cơ bản nhất thường là do thiếu Vitamin B12 hoặc thiếu máu, thiếu máu sắc nhược.

Bên cạnh đó, chỉ số MCV giảm bạn đang mắc bệnh thiếu sắt, bệnh thalassemia, bệnh HbH…

Xét nghiệm đếm số lượng tế bào hồng cầu (RBC)

Khi thực hiện xét nghiệm RBC sẽ đưa ra kết quả số lượng hồng cầu trong máu. Nếu số lượng hồng cầu thấp bệnh nhân bị thiếu máu và thiếu oxy.

Trường hợp tế nào hồng cầu cao sẽ làm tắc nghẽn mạch máu do chúng kết tụm lại với nhau.

Xét nghiệm Hematocrit (HCT)

HCT dùng để đo thể tích các tế bào hồng cầu có trong máu. Kết quả đưa ra sẽ là tỷ lệ hồng cầu trên mỗi thể tích máu trong cơ thể.

Hemoglobin (Hb)

Xét nghiệm hemoglobin có trong máu là phép đo cho biết khả năng mang oxy đi khắp cơ thể của người bệnh. Từ đó, có phương pháp điều chỉnh cụ thể nhất.

Các chỉ số tế bào hồng cầu

Các chỉ số tế bào hồng cầu được thể hiện qua các chỉ số sau đây:

Thể tích trung bình một hồng cầu (MCV);

Số lượng hemoglobin trong một hồng cầu (MCH);

Nồng độ hemoglobin trung bình của hồng cầu (MCHC).

Đếm tiểu cầu trong cơ thể

Số lượng tiểu cầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đông máu, nếu chỉ số tiểu cầu ít sẽ khó cầm máu.

Do các tiểu cầu không đủ số lượng để kết tụm và bảo đảm cho quá trình đông máu.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích về xét nghiệm phân tích máu trên đây, sẽ giúp bạn sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể và có cách điều trị phù hợp nhất.

  |   12/03/2019