Trang chủ » Sức khỏe sinh sản » 6 cách tăng sức đề kháng cho cơ thể

6 cách tăng sức đề kháng cho cơ thể

Giảm dần lượng đạm động vật

Người Việt Nam có câu bệnh từ miệng mà ra quả không sai. Tất cả những gì chúng ta ăn đều có tác dụng củng cố hoặc cản trở sức đề kháng của cơ thể. Đạm rất cần thiết để phát triển mô cơ, cung cấp các axit amin và duy trì năng lượng cho cơ thể. Thịt là nguồn cung cấp đạm đầu tiên mà mọi người nghĩ đến. Tuy nhiên, chưa chắc đó đã là sự lựa chọn tốt nhất.

Theo nhiều nghiên cứu, ăn nhiều thịt đỏ không hề tốt mà còn có nguy ung thư do chứa cholesterone cao. Vì vậy thay thế đạm động vật bằng các loại cá, hay đậu đỏ đang là phương pháp rất được khuyến khích. Đạm thực vật tuy không chứa đủ các axit amin như đạm động vật nhưng ngược lại bổ sung thêm nguồn khoáng chất phong phú khi ăn các loại hạt, đậu.

Bổ sung vitamin C

Nói đến tăng cường sức đề kháng không thể không nhắc tới vitamin. Thiếu dưỡng chất quan trọng này cơ thể khó lòng chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường như thời tiết và vi khuẩn luôn rình rập ở khắp mọi nơi.

Đặc biệt là Vitamin C là vua của các loại vitamin khi nói đến tăng sức đề kháng nhờ khả năng hoạt động các thực bào.

Ăn nhiều trái cây như cam, bưởi, ổi, quýt, chanh, các loại rau là cách tuyệt vời nhất để nạp vitamin C vào cơ thể. Vitamin C dư thừa sẽ bị cơ thể đào thải ra ngoài, thế nên hãy ăn tăng cường rau xanh và trái cây mỗi ngày.

Tránh xa đường

Hãy mạnh tay loại bỏ nhóm thực phẩm chứa đường bao gồm bánh kẹo, nước ngọt ra khỏi thực đơn. Các món ăn chứa đường rất hấp dẫn nhưng lại là con dao hai lưỡi với sức khỏe của bạn khi làm bất hoạt các tế bào bảo vệ cơ thể và suy yếu hệ miễn dịch.

Cười nhiều hơn và suy nghĩ tích cực

Nếu còn nghi ngờ sức mạnh của nụ cười thì đây chính là thông tin dành cho bạn. Một nụ cười sảng khoái làm giải phóng những cảm xúc tích cực dẫn đến hiện tượng làm gia tăng các tế bào của hệ đề kháng. Khi cười kích thích đội quân bảo vệ trong máu tăng cường hoạt động ở những nơi vi khuẩn dễ tấn công như dịch tiết ở mũi, hay đường hô hấp.

Nụ cười cũng là liều thuốc bổ trợ cho cơ thể sản xuất endorfin hormone hạnh phúc chống lại sự viêm nhiễm.

Trạng thái tinh thần và suy nghĩ lạc quan có thể chữa được nhiều bệnh mà không cần dùng thuốc là thông tin không còn xa lạ. Đúng vậy, lối sống đơn giản thoải mái, biết cách tạo những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống lại có ý nghĩa rất lớn nâng cao phong độ hệ đề kháng.

Đi bộ nhiều hơn

Hoạt động thể thao giúp nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật là điều ai cũng biết nhưng lại hay bị bỏ qua. Theo tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong 10 nước lười vận động nhất trên thế giới. Đây quả là một thông tin đáng buồn.

Không cần phải tới phòng gym, hồ bơi, không cần dụng cụ gì cả…mà chỉ cần duy nhất một đôi giày. Và bắt đầu đi bộ, môn thể thao mà ai cũng có thể tập luyện dễ dàng ở bất cứ đâu lại hiệu quả nhiều hơn bạn nghĩ.

Đặc biệt đi bộ ngoài trời, nơi có nhiều cây xanh giúp phổi được hít thở nhiều oxy hơn và “tống khứ” các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ nếu đi bộ sẽ giúp gia tăng số lượng tế bào miễn dịch. Vì vậy hãy hình thành thói quen đi bộ mỗi ngày.

Ngủ đủ giấc

Thức khuya biến mình thành những cú đêm không còn xa lạ đặc biệt là đối với giới trẻ. Họ không biết rằng đây là một thói quen cực kỳ có hại đối với sức đề kháng và dễ mắc bệnh tật.

Ngủ đủ và sâu giấc từ 7-8 tiếng mỗi đêm là thói quen không thể thiếu nếu bạn muốn tang cường sức đề kháng.

Để giấc ngủ được sâu hãy hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Nếu phải dùng nên để chế độ ánh sáng thấp và sử dụng dưới ánh sáng đèn. Một số người có thói quen rất xấu là dùng điện thoại trong bóng tối không chỉ có nguy cơ thủng giác mạc mà còn làm khó ngủ và giấc ngủ không sâu.

Trên đây là những cách tăng sức đề kháng cho cơ thể chia sẻ với bạn đọc. Những cách này tuy rất đơn giản nhưng nếu áp dụng kiên trì bạn sẽ thấy những hiệu quả bất ngờ đó. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

  |   19/03/2019